Loading..
1. Tại sao nên xử lý nước lò hơi?
Việc xử lý nước lò hơi không khó, cũng không dễ. Trong thời gian qua, chúng tôi đã thảo luận, trả lời, hướng dẫn tại các nhà máy, qua online và mang lại sự tự chủ cho người vận hành và giám sát trực tiếp. Tuy nhiên, nên dành thời gian để nắm rõ các vấn đề cơ bản sau để việc thảo luận sâu hơn dễ dàng và nhanh chóng hơn.
1.1. Các thành phần có từ nguồn nước
Đầu tiên, cần phân biệt nước và H2O (phân tử nước).
Nước (chứa nhiều thành phần)
=
1
H2O (thành hơi nước).
2
Khí hòa tan CO2, O2,…
3
Ion dương Ca, Mg, Fe,…
4
Ion âm CO3, SO4, Cl, Si,…
5
Hợp chất không ion.
6
Chất lơ lửng.
7
Hợp chất hữu cơ, mùi, Cl2,…
8
Vi sinh vật,…
-Trong đó, khi gia nhiệt đến nhiệt độ sôi thì H2O thành hơi, CO2 và 1 số khí hoàn tan khác bay theo hơi nhưng ở dạng Ion hóa gây ăn mòn đường ống, tất cả chất còn lại tích tụ trong lò gây ra ăn mòn, cặn bám,…
-Trong quá trình vận hành mà thành phần từ 3 – 7 vượt mức cho phép thì cũng sẽ bay theo hơi gây sự cố cho đường ống và chất lượng hơi.
-Xử lý nước lò hơi là đầu tiên bằng mọi cách ngăn ngừa tối đa các chất này trước khi đi vào lò, sau đó, dùng hóa chất xử lý nước lò hơi và vận hành tốt các chỉ số nước để ngăn ngừa phần còn lại, tránh sự cố cho toàn hệ thống.
1.2. Mục đích xử lý nước lò hơi
Mục đích xử lý nước lò hơi là để:
1- Chống cặn bám để nâng cao hiệu quả truyền nhiệt – hiệu suất lò, tiết kiệm nhiên liệu đốt.
2- Chống ăn mòn xảy ra trong lò và đường hơi – dây chuyền sản xuất, kéo dài tuổi thọ lò cùng thiết bị, đảm bảo vấn đề an toàn khi vận hành.
3- Tránh sôi bồng, đảm bảo chất lượng hơi nước tốt cho sản xuất.
4- Giảm xả đáy để tiết kiệm năng lượng và chi phí vì đơn giá m3 nước lò đắt hơn rất nhiều so với nước chưa xử lý hoặc chưa vào lò.
5- Hạn chế dừng lò bảo trì vì vừa tốn thời gian, vừa tốn chi phí.
6- Thân thiện với môi trường vì hạn chế việc tẩy rửa bằng hóa chất.
Ngược lại, không xử lý nước lò hơi thì phải tẩy cáu cặn lò hơi nếu không sẽ làm giảm tuổi thọ lò và tăng chi phí bảo trì.
2. Xử lý nước cấp cho lò hơi
2.1. Các thành phần gây hại có trong nước cấp
Phân tích nguồn nước để có phương án xử lý phù hợp sao cho nước cấp vào lò càng tốt thì chi phí hóa chất xử lý nước lò hơi càng giảm, giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Sau đây là các nguyên nhân gây ra sự cố trong cấp nước và cách xử lý.
Thành phần chính
Nguy hại
Xử lý kết hợp bên ngoài lò
pH thấp, cao
Ăn mòn, cặn bám.
Kiểm soát độ kiềm trong lò.
Ca + Mg (độ cứng)
Cặn bám, lắng đọng.
Làm mềm để giảm cặn bám lò và lắng đọng.
Chất lơ lửng
Cặn.
Lọc cát, lọc màng UF.
Oxy, CO2, các khí hòa tan
Ăn mòn lò, đường hơi, đường hồi.
Khử khí để hạn chế hóa chất chống ăn mòn và đường hơi.
Silica, SO4
Cặn bám.
RO, DI Mixed Bed; EDI tùy thuộc vào áp lò
Chloride
Ăn mòn.
Tổng chất rắn hoàn tan – TDS
Cặn bám, ăn mòn.
Clo – Chlorine
Lọc than.
Nước bay theo hơi
Mang chất bẩn theo hơi.
Thiết kế lò tốt.
Các thông tin trên chỉ là tham khảo, tùy theo nguồn nước và những yêu cầu khác để có thiết bị xử lý nước phù hợp với chi phí đầu tư, vận hành thấp nhất.
2.2. Nên xử lý nước cấp đến mức độ nào?
Xử lý nước cấp càng tốt thì chi phí hóa chất xử lý nước lò hơi càng giảm nhưng cũng đồng nghĩa với việc chi phí đầu tư cao, do đó, nên xem xét một cách tổng thể để mang lại hiệu quả tốt nhất.
1- Chi phí đầu tư và vận hành xử lý nước để tránh cặn bám, tổn thất nhiệt do độ dày của cặn trong lò. Trong đó, 3 thành phần gây tổn thất nhiều nhất là Silica, Sắt và Canxi.
Ví dụ:
– Nếu chỉ lắp hệ làm mềm để giải quyết Ca + Mg thì chi phí thấp nhưng có thể gặp sự cố cặn Silica và Sắt trong lò gây tổn thất nhiệt, phải tổn thất nước xả đáy lò để duy trì Silica, Sắt trong lò không vượt mức cho phép và bay theo hơi.
– Lắp hệ thống lọc nước RO (hoặc xử lý nước DI Mixed Bed) thì không còn Canxi, Silica, Sắt trong lò, sẽ không bị tổn thất nhiệt do độ dày cặn và ít xả đáy, chất lượng hơi tốt nhưng chi phí đầu tư, vận hành cao.
2- Các thí nghiệm về tổn thất năng lượng liên quan độ dày từng loại cặn, chẳng hạn, cùng độ dày 0.8 mm thì cặn Silica với Sắt gây tổn thất 7%, cặn Sắt 3%, cặn Canxi là 2%.