Loading..
Amoniac là gì? Amoniac là một hợp chất vô cơ mang công thức hóa học là NH3. Hợp chất được cấu tạo từ ba nguyên tử hidro liên kết hóa học với một nguyên tử nitơ ở vị trí trung tâm. Amoniac được sinh ra do quá trình bài tiết bài tiết nước tiểu hoặc thối rữa từ xác của các sinh vật. Những tính chất của Amoniac Trước khi tìm hiểu ứng dụng của Amoniac, cùng điểm qua những tính chất đặc trưng có trong hợp chất vô cơ này. Tính chất hóa học Tính chất hóa học của Amoniac bao gồm: Ở nhiệt độ phòng, NH3 cháy với ngọn lửa màu vàng. Tác dụng với Clo. Amoniac tác dụng được với oxit của kim loại. NH3 có tính khử. Tính bazơ yếu: Trong nguyên tử nitơ của Amoniac có cặp electron tự do nên có tính bazơ yếu, làm quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphtalein từ màu chuyển thành hồng. Tác dụng với nước: khi tan trong nước, NH3 tạo thành cation amoni và giải phóng anion. Dung dịch Amoniac trong nước có chứa NH4+ và OH- Amoniac có khả năng tác dụng với axit tạo thành muối amoni. Phản ứng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan tạo ra kết tủa bazơ và muối. Dễ phân hủy: Amoniac dễ phân hủy trong dung dịch giải phóng khí NH3. NH3 kém bền với nhiệt, có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Tính chất vật lý Ở điều kiện tiêu chuẩn, NH3 là một chất khí độc, có mùi khai, nhẹ hơn không khí 1,7 lần và tan nhiều trong nước. Amoniac dễ hóa lỏng do 3 liên kết cộng hóa trị N-H đều phân cực. NH3 ở dạng dung dịch đậm đặc có nồng độ 25%, D= 0.91g/cm3. Ở 20℃, 1 lít nước hòa tan được 800 lít khí NH3. NH3 dễ dàng hòa tan các dung môi hữu cơ hơn so với nước. 5 ứng dụng của Amoniac trong đời sống, bạn biết chưa? Những ứng dụng của Amoniac bao gồm: Xử lý kim loại Ứng dụng của NH3 trong xử lý kim loại liên kết được dùng trong các hoạt động như: thẩm thấu nitrogen, cacbonic, ủ nhiệt, hàn lò, thiêu kết, khử muối natri hiđrua hoặc hàn hydro,... Sản xuất vật liệu tổng hợp Sản xuất một số loại nhựa như: phenolics, polyurethane. Sợi dệt tổng hợp như: nylon, rayon hoặc acrylic. Chất xúc tác trong sản xuất một vài loại nhựa tổng hợp. Ngăn chặn sự đông tụ của mủ thô trong quá trình vận chuyển từ rừng trồng đến nhà máy, áp dụng trong ngành công nghiệp cao su. Sản xuất các hóa chất Ứng dụng của Amoniac trong lĩnh vực sản xuất hóa chất bao gồm: Acid nitric hoặc một số alkalies như tro soda. Thuốc nhuộm, chất cọ rửa bông và lụa. Dược phẩm như: thuốc sulfa, vitamin hoặc các loại mỹ phẩm. Trung hòa các thành phần acid của dầu thô, bảo vệ thiết bị không bị ăn mòn (áp dụng trong ngành công nghiệp dầu khí). Sử dụng trong ngành công nghiệp khai thác các kim loại như: đồng, niken và molypden từ quặng. Ứng dụng trong cả quá trình amoniac-soda, một phương pháp áp dụng rộng rãi trong sản xuất tro soda. Ứng dụng trong quá trình Ostwald, một phương pháp chuyển đổi thành HNO3. Các ứng dụng của Amoniac yếu được sử dụng rộng rãi trong chất tẩy rửa chuyên dụng. Xử lý nước và chất thải Ứng dụng của Amoniac trong lĩnh vực xử lý nước và chất thải dùng để kiểm soát pH. NH3 ở dạng dung dịch được dùng để tái tạo nhựa bằng cách trao đổi anion yếu. Amoniac kết hợp với chlorine để sản xuất nước uống đồng thời là chất khử oxygen trong xử lý nước lò hơi. Amoniac còn được sử dụng trong các hệ thống kiểm soát khí thải để trung hòa anhydride sunfurơ từ quá trình đốt cháy. Sử dụng trong ngành thực phẩm Ứng dụng của Amoniac là chất làm lạnh được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống làm lạnh công nghiệp. Ứng dụng của Amoniac còn thể hiện ở các lĩnh vực khác như: ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống, hóa dầu và kho lạnh. Amoniac là chất làm lạnh được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống làm lạnh công nghiệp Những lưu ý khi sử dụng Amoniac Để có thể phát huy tất cả ứng dụng của Amoniac, bạn cần lưu ý những điều sau trong quá trình sử dụng: Lưu trữ dung dịch amoniac NH4OH ở trong bình thép kín sau đó đặt ở những nơi thoáng mát, riêng biệt và thông gió tốt. Tránh đặt dung dịch ở những nơi có thể gây cháy. Tránh xa nguồn nhiệt, độ ẩm hoặc va đập. Cấm sử dụng những thiết bị và dụng cụ phát lửa khi sử dụng NH3. Khi mở những bình chứa NH3 bằng kim loại, không dùng những dụng cụ có nguy cơ đánh lửa. Bình chứa Amoniac khi hết vẫn có thể gây hại có sức khỏe và tính mạng của bạn. Sử dụng đúng phương tiện, thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp khi tiếp xúc với hóa chất.
1. Dung môi vô cơ là gì? Dung môi vô cơ là những chất lỏng không chứa carbon trong cấu trúc phân tử (trừ một số ngoại lệ), có khả năng hòa tan các chất khác tạo thành dung dịch. Chúng khác biệt với dung môi hữu cơ, vốn bắt buộc phải có carbon trong thành phần. Sự vắng mặt của carbon thường dẫn đến sự khác biệt đáng kể về tính chất và ứng dụng giữa hai loại dung môi này. Ví dụ điển hình nhất của dung môi vô cơ chính là nước (H₂O), một chất phổ biến và thiết yếu cho sự sống. Ngoài nước, còn có nhiều dung môi vô cơ khác như amoniac lỏng (NH₃), sulfur dioxide lỏng (SO₂), axit sulfuric (H₂SO₄), và các muối nóng chảy. Tuy nhiên, có một số ít ngoại lệ chứa carbon vẫn được phân loại là dung môi vô cơ. Carbon disulfide (CS₂) và carbonyl sulfide (COS) là hai ví dụ điển hình. Chúng được coi là dung môi vô cơ do tính chất hóa học và ứng dụng của chúng tương đồng với các dung môi vô cơ khác. 2. Tính chất của dung môi vô cơ Hằng số điện môi: Hằng số điện môi (ε) biểu thị khả năng của dung môi phân ly các chất điện ly. Dung môi vô cơ phân cực như nước có hằng số điện môi cao, cho phép chúng hòa tan tốt các muối và các hợp chất ion khác. Ngược lại, dung môi vô cơ không phân cực có hằng số điện môi thấp. Độ dẫn điện: Khả năng dẫn điện của dung môi vô cơ liên quan đến sự hiện diện của các ion. Dung môi vô cơ có chứa các ion tự do, ví dụ như muối nóng chảy, có độ dẫn điện cao. Nước tinh khiết có độ dẫn điện thấp, nhưng khi hòa tan muối, độ dẫn điện tăng lên đáng kể. Khả năng hòa tan: Dung môi vô cơ có khả năng hòa tan nhiều loại chất khác nhau, bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ. Nước là một dung môi vạn năng, có thể hòa tan nhiều loại muối, axit, bazơ và một số hợp chất hữu cơ phân cực. Amoniac lỏng có khả năng hòa tan tốt các kim loại kiềm. Nhiệt độ sôi và điểm nóng chảy: Nhiệt độ sôi và điểm nóng chảy của dung môi vô cơ thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào loại dung môi. Ví dụ, nước có nhiệt độ sôi 100°C và điểm nóng chảy 0°C, trong khi muối nóng chảy có nhiệt độ sôi và điểm nóng chảy rất cao. Tính phản ứng: Một số dung môi vô cơ có tính phản ứng cao, ví dụ như axit sulfuric có tính ăn mòn mạnh. Khi sử dụng các dung môi này cần phải đặc biệt cẩn thận. Ngoài các tính chất trên, còn có nhiều tính chất khác như độ nhớt, mật độ, áp suất hơi, nhiệt dung riêng,... cũng ảnh hưởng đến ứng dụng của dung môi vô cơ. 3. Phân loại dung môi vô cơ 3.1 Dựa trên thành phần hóa học Nước (H₂O): Dung môi vô cơ phổ biến nhất, có tính phân cực cao và khả năng hòa tan nhiều chất. Amoniac lỏng (NH₃): Dung môi phân cực, có khả năng hòa tan các kim loại kiềm và nhiều hợp chất vô cơ. Axit: Ví dụ như axit sulfuric (H₂SO₄), axit nitric (HNO₃), axit clohydric (HCl). Chúng có tính axit mạnh và được sử dụng trong nhiều phản ứng hóa học. Bazơ: Ví dụ như dung dịch natri hydroxit (NaOH), kali hydroxit (KOH). Chúng có tính bazơ mạnh và được sử dụng trong nhiều phản ứng hóa học. Muối nóng chảy: Các muối ở trạng thái nóng chảy có thể được sử dụng làm dung môi cho các phản ứng ở nhiệt độ cao. Dung môi vô cơ khác: Bao gồm sulfur dioxide lỏng (SO₂), sulfur trioxide lỏng (SO₃), phosphorus oxychloride (POCl₃),... 3.2 Dựa trên tính phân cực Dung môi phân cực: Như nước, amoniac lỏng, axit sulfuric. Chúng có khả năng hòa tan tốt các chất tan phân cực. Dung môi không phân cực: Một số dung môi vô cơ ít phân cực hơn nước, ví dụ như sulfur dioxide lỏng. 3.3 Dựa trên trạng thái vật lý Dung môi lỏng: Đa số dung môi vô cơ tồn tại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường hoặc ở nhiệt độ thấp hơn, ví dụ như nước, amoniac lỏng, sulfur dioxide lỏng. Dung môi rắn (nóng chảy): Các muối nóng chảy tồn tại ở trạng thái rắn ở nhiệt độ thường nhưng chuyển sang trạng thái lỏng khi được đun nóng đến nhiệt độ cao. 4. Ứng dụng dung môi vô cơ Dung môi vô cơ, tuy không phổ biến bằng dung môi hữu cơ, vẫn giữ vai trò quan trọng trong nhiều ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực hóa học và công nghiệp. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của dung môi vô cơ trong các phản ứng hóa học, nơi nước đóng vai trò là dung môi phổ biến, hỗ trợ các phản ứng tổng hợp, phân hủy và trao đổi ion. Amoniac lỏng thể hiện khả năng hòa tan kim loại kiềm, trong khi axit sulfuric vừa là dung môi vừa là chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ. Quá trình chiết xuất cũng tận dụng dung môi vô cơ như nước để tách chiết các hợp chất từ nguyên liệu thô, hay axit và bazơ để chiết xuất kim loại từ quặng. Trong tổng hợp vật liệu, nước tham gia vào quá trình hydrat hóa xi măng, còn muối nóng chảy được sử dụng để tổng hợp tinh thể và vật liệu gốm. Tính dẫn điện cao của một số dung môi vô cơ như muối nóng chảy giúp chúng ứng dụng trong điện phân, pin và acquy. Ngoài ra, dung môi vô cơ còn góp mặt trong nhiều ứng dụng khác, từ chất tẩy rửa, chất làm lạnh, chất chống đông đến công nghệ nano. Mỗi loại dung môi vô cơ đều có những ứng dụng đặc thù, phù hợp với tính chất riêng, góp phần tối ưu hóa hiệu quả của các quá trình công nghiệp và nghiên cứu khoa học.
1. Tại sao nên xử lý nước lò hơi? Việc xử lý nước lò hơi không khó, cũng không dễ. Trong thời gian qua, chúng tôi đã thảo luận, trả lời, hướng dẫn tại các nhà máy, qua online và mang lại sự tự chủ cho người vận hành và giám sát trực tiếp. Tuy nhiên, nên dành thời gian để nắm rõ các vấn đề cơ bản sau để việc thảo luận sâu hơn dễ dàng và nhanh chóng hơn. 1.1. Các thành phần có từ nguồn nước Đầu tiên, cần phân biệt nước và H2O (phân tử nước). Nước (chứa nhiều thành phần) = 1 H2O (thành hơi nước). 2 Khí hòa tan CO2, O2,… 3 Ion dương Ca, Mg, Fe,… 4 Ion âm CO3, SO4, Cl, Si,… 5 Hợp chất không ion. 6 Chất lơ lửng. 7 Hợp chất hữu cơ, mùi, Cl2,… 8 Vi sinh vật,… -Trong đó, khi gia nhiệt đến nhiệt độ sôi thì H2O thành hơi, CO2 và 1 số khí hoàn tan khác bay theo hơi nhưng ở dạng Ion hóa gây ăn mòn đường ống, tất cả chất còn lại tích tụ trong lò gây ra ăn mòn, cặn bám,… -Trong quá trình vận hành mà thành phần từ 3 – 7 vượt mức cho phép thì cũng sẽ bay theo hơi gây sự cố cho đường ống và chất lượng hơi. -Xử lý nước lò hơi là đầu tiên bằng mọi cách ngăn ngừa tối đa các chất này trước khi đi vào lò, sau đó, dùng hóa chất xử lý nước lò hơi và vận hành tốt các chỉ số nước để ngăn ngừa phần còn lại, tránh sự cố cho toàn hệ thống. 1.2. Mục đích xử lý nước lò hơi Mục đích xử lý nước lò hơi là để: 1- Chống cặn bám để nâng cao hiệu quả truyền nhiệt – hiệu suất lò, tiết kiệm nhiên liệu đốt. 2- Chống ăn mòn xảy ra trong lò và đường hơi – dây chuyền sản xuất, kéo dài tuổi thọ lò cùng thiết bị, đảm bảo vấn đề an toàn khi vận hành. 3- Tránh sôi bồng, đảm bảo chất lượng hơi nước tốt cho sản xuất. 4- Giảm xả đáy để tiết kiệm năng lượng và chi phí vì đơn giá m3 nước lò đắt hơn rất nhiều so với nước chưa xử lý hoặc chưa vào lò. 5- Hạn chế dừng lò bảo trì vì vừa tốn thời gian, vừa tốn chi phí. 6- Thân thiện với môi trường vì hạn chế việc tẩy rửa bằng hóa chất. Ngược lại, không xử lý nước lò hơi thì phải tẩy cáu cặn lò hơi nếu không sẽ làm giảm tuổi thọ lò và tăng chi phí bảo trì. 2. Xử lý nước cấp cho lò hơi 2.1. Các thành phần gây hại có trong nước cấp Phân tích nguồn nước để có phương án xử lý phù hợp sao cho nước cấp vào lò càng tốt thì chi phí hóa chất xử lý nước lò hơi càng giảm, giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Sau đây là các nguyên nhân gây ra sự cố trong cấp nước và cách xử lý. Thành phần chính Nguy hại Xử lý kết hợp bên ngoài lò pH thấp, cao Ăn mòn, cặn bám. Kiểm soát độ kiềm trong lò. Ca + Mg (độ cứng) Cặn bám, lắng đọng. Làm mềm để giảm cặn bám lò và lắng đọng. Chất lơ lửng Cặn. Lọc cát, lọc màng UF. Oxy, CO2, các khí hòa tan Ăn mòn lò, đường hơi, đường hồi. Khử khí để hạn chế hóa chất chống ăn mòn và đường hơi. Silica, SO4 Cặn bám. RO, DI Mixed Bed; EDI tùy thuộc vào áp lò Chloride Ăn mòn. Tổng chất rắn hoàn tan – TDS Cặn bám, ăn mòn. Clo – Chlorine Ăn mòn. Lọc than. Nước bay theo hơi Mang chất bẩn theo hơi. Thiết kế lò tốt. Các thông tin trên chỉ là tham khảo, tùy theo nguồn nước và những yêu cầu khác để có thiết bị xử lý nước phù hợp với chi phí đầu tư, vận hành thấp nhất. 2.2. Nên xử lý nước cấp đến mức độ nào? Xử lý nước cấp càng tốt thì chi phí hóa chất xử lý nước lò hơi càng giảm nhưng cũng đồng nghĩa với việc chi phí đầu tư cao, do đó, nên xem xét một cách tổng thể để mang lại hiệu quả tốt nhất. 1- Chi phí đầu tư và vận hành xử lý nước để tránh cặn bám, tổn thất nhiệt do độ dày của cặn trong lò. Trong đó, 3 thành phần gây tổn thất nhiều nhất là Silica, Sắt và Canxi. Ví dụ: – Nếu chỉ lắp hệ làm mềm để giải quyết Ca + Mg thì chi phí thấp nhưng có thể gặp sự cố cặn Silica và Sắt trong lò gây tổn thất nhiệt, phải tổn thất nước xả đáy lò để duy trì Silica, Sắt trong lò không vượt mức cho phép và bay theo hơi. – Lắp hệ thống lọc nước RO (hoặc xử lý nước DI Mixed Bed) thì không còn Canxi, Silica, Sắt trong lò, sẽ không bị tổn thất nhiệt do độ dày cặn và ít xả đáy, chất lượng hơi tốt nhưng chi phí đầu tư, vận hành cao. 2- Các thí nghiệm về tổn thất năng lượng liên quan độ dày từng loại cặn, chẳng hạn, cùng độ dày 0.8 mm thì cặn Silica với Sắt gây tổn thất 7%, cặn Sắt 3%, cặn Canxi là 2%.
1. Phân loại hóa chất trước khi bảo quản Hóa chất có rất nhiều dòng, chủng loại với chức năng khác nhau. Tuy nhiên, theo công dụng thì hóa chất được chia làm hai loại chính là: Nhóm hóa chất thông dụng: Nhóm axit (nitric, sulffuric, clohidric…) Nhóm chất kiềm (kiềm natri, dung dịch amoniac, kiềm kali), Các loại muối như muối vô cơ, Nhóm bari oxit Các chất chỉ thị phenolphtalein (P.P), Methyl orange (M.O)… Nhóm đặc dụng: Đây là những nhóm hóa chất chuyên dùng cho các công việc cụ thể, nhất định. 2. Nguyên tắc bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm Để bảo quản hóa chất cũng như thiết bị dụng cụ thí nghiệm an toàn, đảm bảo chất lượng, bạn cần phải lưu ý những quy tắc như sau: Nhà kho bảo quản hóa chất phải trải qua sự kiểm duyệt về chất lượng nghiêm ngặt. Nhà kho phải có cấu trúc và cấu tạo thích hợp, chịu được lửa và nhiệt độ cao. Chất liệu tường, sàn nhà của nhà kho không gây phản ứng hóa học và không thấm chất lỏng. Ngoài ra, nhà kho phải được đặt ở vị trí xa khu nhà ở và những nơi có nguồn nước như suối, sông và các bể chứa nước cho nông nghiệp, khu dân cư. Với các hóa chất nguy hiểm, bạn chỉ nên đặt tại nơi làm việc một số lượng vừa đủ để sử dụng. Số lượng hóa chất còn lại cần phải bảo quản cẩn thận trong kho. Ngoài ra, kho chứa hóa chất phải được đảm bảo an toàn lao động cho người thủ kho, những người làm việc gần kho và không được gây ô nhiễm đến môi trường. Nơi cất giữ, bảo quản hóa chất và dụng cụ, thiết bị thí nghiệm khác cần phải khô ráo, tránh sự gia tăng đột ngột về nhiệt độ. Nếu nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến hóa chất. Thậm chí hóa chất sẽ bị phân hủy và thùng chứa có thể bị hư. Bạn cần đánh dấu ký hiệu cảnh báo nổi bật tại các nơi bảo quản hóa chất cho phòng thí nghiệm. Các ký hiệu này cần tuân thủ quy tắc của quốc gia theo đúng quy chuẩn màu sắc, hình học và hình tượng. Việc đảm bảo an ninh của kho hóa chất là rất quan trọng. Điều này sẽ ngăn chặn những kẻ xấu, kẻ trộm hoặc người không có thẩm quyền lạm dụng các hóa chất. Gần nhà kho cần trang bị các phòng rửa để mọi người có thể tiện lợi sử dụng. Các phòng rửa này cần phải có bể rửa, xà phòng và giấy, khăn lau. Ngoài ra, phòng này cũng cần có các lối ra khẩn cấp chịu được lửa. Cửa của phòng kho phải có kích cỡ phù hợp để dễ dàng vận chuyển hóa chất an toàn và thuận tiện. Bên cạnh đó, phòng kho bảo quản hóa chất cần có hệ thống thông gió, quạt thông gió tốt để hạn chế, làm loãng các lượng khí độc sinh ra trong kho. Nên trang bị bình cứu hỏa, các phương tiện phòng cháy và chữa cháy trong phòng thí nghiệm Phòng thí nghiệm cần có tủ đựng các loại hóa chất, tránh các bình, lọ đổ vỡ dẫn đến nguy hiểm và đặc biệt phải có bàn thí nghiệm trung tâm. Mỗi hóa chất cần được bảo quản trong lọ, chai hoặc vật đựng chuyên dụng. Ngoài ra, trên các chai cần phải có nhãn, hiệu để tránh sai sót, nhầm lẫn. Hóa chất cấm và nguy hiểm chỉ dành để nghiên cứu khoa học bắt buộc phải được lưu trữ tại kho chứa riêng biệt. Kho chứa hóa chất cấm và nguy hiểm cần được quy hoạch khu vực sắp xếp theo nhóm, tính chất của từng loại chất sao cho phù hợp. 3. Lựa chọn dụng cụ bảo quản cho từng loại hóa chất 3.1 Bảo quản acid Các chai axit nên được đặt tại các kệ thấp hoặc đựng trong các tự đựng axit riêng biệt để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, các loại axit nên được bảo quản tách biệt khỏi các nhóm chất có tính oxi hóa mạnh, các chất dễ cháy hoặc các chất có khả năng tạo ra khí độc khi tiếp xúc. Với các chất acid, bạn nên bảo quản trong các khay chống hóa chất. Các khay này có khả năng ngăn chặn sự cố rò rỉ hoặc tràn dung dịch từ thùng chứa. 3.2 Bảo quản Bazơ Chất hóa học bazơ cần phải bảo quản cách xa acid hoặc các chất tạo phản ứng mạnh mẽ khi kết hợp với loại hóa chất này. Ngoài ra, bạn cũng nên bảo quản bazơ ở cái kệ thấp hoặc các tủ đựng có thể chống ăn mòn. Bạn cũng nên sử dụng các khay chống hóa chất để bảo quản bazơ vì các khay chuyên dụng này có khả năng chứa bất kỳ sự rò rỉ hoặc sự cố tràn từ thùng chứa. 3.3 Bảo quản các chất có khả năng hình thành peroxide Đối với hóa chất có khả năng hình thành peroxide, bạn nên dùng loại hộp kín ánh sáng, ít tiếp xúc với nhiệt độ và không khí từ môi trường bên ngoài. Các dụng cụ này phải có tính tương thích với hóa chất tạo peroxide và có khả năng chống va đập. Môi trường lý tưởng để bảo quản dung dịch peroxide là nơi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ chất này kết tủa và đông tụ. 3.4 Bảo quản các chất háo nước hoặc có tính oxi hóa cao Đối với các chất có tính oxi hóa cao và rất háo nước, bạn nên bảo quản trong các bình, dụng cụ phù hợp với các chất này để tránh hóa chất tiếp xúc với không khí và làm thay đổi kết cấu, chất lượng. Các chất này cần được bảo quản cách xa các chất dễ bắt lửa, dễ cháy và các chất khử để hạn chế tuyệt đối khả năng cháy, nổ khi các hóa chất tiếp xúc với nhau. 3.5 Bảo quản các nhóm chất độc tính cao Bạn nên sử dụng các bình, chai thích hợp có gắn nhãn mác, ký hiệu rõ ràng với tên chất, thành phần và mức độ nguy hiểm để bảo quản các nhóm hóa chất có độc tính cao. Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng nhận biết và cẩn thận hơn khi sử dụng các loại chất này. Ngoài ra, các chất này phải được đặt ở một khu riêng biệt để không gây nhầm lẫn đáng tiếc khi sử dụng. . Các lưu ý cần nhớ trong quá trình quản lý hóa chất Khi quản lý và sử dụng các dụng cụ bảo quản hóa chất, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau: Không nên để các dụng cụ bảo quản các chất dễ gây cháy như benzen, axeton, cồn, xăng… ở gần nhau Bắt buộc phải có bình cứu hóa tại phòng thí nghiệm Các hóa chất phải có tem nhãn nhận biết để tránh nhầm lẫn Phải sử dụng những lọ đựng có nút nhám hoặc nút cao su, bên ngoài được tráng một lớp parafilm để bảo quản những chất dễ bay hơi và phản ứng với oxi Bạn nên bảo quản các chất có tính ăn mòn cao su như axit nitric và brom trong bình, lọ có nút thủy tinh. Các chất dễ cháy nên được bảo quản trong bình, tủ đựng chống ăn mòn và cháy nổ để đảm bảo an toàn Phải có danh sách số lượng và chất lượng của các các loại thuốc thử hiện có trong phòng thí nghiệm Thường xuyên báo cáo, theo dõi tình trạng hóa chất định kỳ theo tuần, tháng, quý, năm Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ những hóa chất quá thời hạn sử dụng, hư hỏng và bổ sung các loại hóa chất mới Từng loại, nhóm hóa chất phải có phương pháp bảo quản hợp lý Thiết lập hồ sơ, danh mục hóa chất cho từng loại, bao gồm các thông tin như: Tên, công thức, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng, các đặc tính và cách dùng… Đặc biệt, các hóa chất độc hại có thể gây nguy hiểm đến người dùng như như muối thủy ngân, muối xianua… cần phải đặt biệt cẩn trọng. Những chất này phải bảo quản trong tủ có khóa chắc chắn, cẩn thận.
Nước thải mực in là gì? Nước thải mực in là có nguồn gốc từ nhiều giai đoạn sản xuất, bao gồm vệ sinh thiết bị, máy móc, và tẩy rửa xưởng. Mặc dù lượng nước thải từ in ấn không nhiều, nhưng chất ô nhiễm trong đó có nồng độ cao, làm tăng độ khó khăn trong xử lý. Nước thải mực in thường chứa nhiều chất màu sử dụng trong in, cùng với chất rắn lơ lửng (SS), lượng oxy hóa cần thiết (COD), lượng oxy hóa dễ hủy (BOD) ở mức độ cao. Các biện pháp hiệu quả cần được thực hiện để giảm ô nhiễm, duy trì pH và giảm độ màu trong nước thải. Quá trình này không chỉ bảo vệ sức khỏe con người mà còn đóng góp vào cân bằng môi trường và cảnh quan xanh. Đặc điểm của nước thải mực in Dưới đây là một trong những đặc tính của nước thải máy in khó phân hủy sinh học. Nguồn gốc nước thải: Quá trình sản xuất mực in, vệ sinh máy móc và xưởng. Chất ô nhiễm chính: Acrylic resin hòa tan trong nước và bột màu. Khó phân hủy sinh học: Độ màu cao, gây khó khăn trong quá trình phân hủy sinh học. Nguyên nhân ô nhiễm nặng: Ô nhiễm hữu cơ từ nguyên liệu sản xuất (bột màu hữu cơ). Ô nhiễm N-Tổng và hàm lượng SS cao và có độ màu cao.
Khái niệm Formaldehyde Formaldehyde hay còn gọi là Formol là một hợp chất hóa học quen thuộc được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hóa chất này là một anđehit đơn giản nhất và có nhiều tên gọi khác nhau như: formol, fomanđehit, methyl aldehyde, methylene oxide, metana… Đây là một chất rất phổ biến trong môi trường tự nhiên. Các nghiên cứu khoa học chứng minh cho thấy formaldehyde có nguồn gốc từ các chất hữu cơ phổ biến trong hệ mặt trời và còn rất phổ biến trong các chùm sao chổi, các tiểu hành tinh. Trong môi trường tự nhiên: Formaldehyde có thể tìm thấy trong nhiều loại trái cây, khói động cơ, khói thuốc lá, xăng,… Trong nhân tạo: Formaldehyde có thể tìm thấy trong sơn, dầu bóng, gỗ ép, keo, vải, các chất chất cháy, các chất bảo quản và chất cách ly,… Nguồn gốc của Formaldehyde Trong đời sống Formaldehyde tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong: khói đốt, gỗ, cà chua, táo,… Ngoài ra, có thể tìm thấy trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất: chất tẩy rửa, các loại sơn, khói thuốc,… Và các sản phẩm đồ gỗ nội thất gia dụng. Đặc biệt, hợp chất này còn được ứng dụng phổ biến trong sản xuất gỗ công nghiệp . Như bột gỗ và keo dính phổ biến UF, MUF, PF. Tuy nhiên, nồng độ của hợp chất này sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng và bảo quản sản phẩm. Ứng dụng của Formaldehyde Formaldehyde là một loại hợp chất không màu có mùi hăng, công thức hóa học là CH2O. Là một hợp chất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi tiếp xúc. Tuy nhiên, CH2O vẫn được xem là chất quan trọng được ứng dụng trong lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó, nổi bật trong các ngành công nghiệp như: dệt, sơn, mỹ phẩm, thuốc nổ,… Và được sử dụng làm chất khử trùng trong nông nghiệp và thủy sản. Trong sản xuất gỗ công nghiệp, formaldehyde tồn tại trong keo dán gỗ công nghiệp. Loại keo này có tác dụng tăng khả năng bám dính, hạn chế ván bị ẩm mốc, mối mọt và tăng khả năng chịu lực khi sử dụng. Tác hại Formaldehyde đối với sức khỏe Formaldehyde là loại chất có hại với sức khỏe con người. Tùy thuộc vào từng nồng độ phát thải mà mức độ ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau. Vậy tác hại cụ thể theo từng nồng độ như thế nào? Tác hại Formaldehyde có nồng độ phát thải ở mức độ nhẹ Với mức độ này, cơ thể có một số triệu chứng như mờ mắt, chóng mặt. Nếu kéo dài thì sẽ có hiện tượng kích ứng da, mẩn đỏ, ngứa ngáy, dị ứng khó chịu. Ở mức độ này ở một số người còn xuất hiện cảm giác mệt mỏi và khó thở . Sau khi ngủ dậy ở phòng có ô nhiễm formaldehyde. Những dấu hiệu này xuất hiện một vài lần . Nên nhiều người tiêu dùng chủ quan và xem đó là dị ứng thông thường. Nồng độ phát thải ở mức độ trung bình Với mức độ này bạn có thể hoàn toàn dễ dàng ngửi thấy mùi hăng khó chịu ở trong không gian sống. Ở mức độ trung bình sẽ gây ra tình trạng ho khan, chảy nước mũi, cay mắt và đau đầu khi mới ngủ dậy. Từ đó làm giảm đi chức năng của hệ hô hấp và suy giảm hệ miễn dịch. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Do đó, người tiêu dùng cần tránh sử dụng những sản phẩm có nồng độ phát thải vượt mức cho phép. Tác hại Formaldehyde có nồng độ phát thải ở mức độ nặng Ở mức độ này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và hệ hô hấp biểu hiện qua triệu chứng đau bụng, buồn nôn. Dẫn đến tình trạng viêm tiết niệu, viêm dạ dày. Trong trường hợp nếu tiếp xúc qua đường hô hấp và tiêu hóa trong thời gian dài . Sẽ để lại tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Đây là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tích tụ độc tố trong cơ thể. Tác hại Formaldehyde có nồng độ phát thải ở mức độ nghiêm trọng Khi nồng độ phát thải ở mức độ trên 30 ppm trong không khí. Cơ thể sẽ có biểu hiện co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong. Do đó, khi xuất hiệu triệu chứng ở mức độ nhẹ và trung bình. Thì người tiêu dùng cần có những biện pháp xử lý kịp thời. Từ đó có biện pháp cụ thể để bảo vệ gia đình tránh khỏi những nguy hại về sức khỏe. Giới hạn an toàn cho người sử dụng Hiện nay, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì phát thải Formaldehyde luôn được giới hạn ở mức 0.2ppm. Và trong lĩnh vực nội thất, sản phẩm gỗ công nghiệp sống chung hàng ngày với con người. Thì càng phải đảm bảo được nồng độ phát thải Formaldehyde thấp nhất. Vậy nên tại nhiều quốc gia trên thế giới đã có quy định tiêu chuẩn E1 tối thiểu đối với dòng ván nội thất. Nhằm hạn chế tối đa tác hại của formaldehyde. Vậy nên, hầu hết các đơn vị sản xuất gỗ công nghiệp đều áp dụng tiêu chuẩn về nồng độ phát thải hợp chất này. Bao gồm: E0, E1, E2, Carb P1, Carb P2,… để đảo bảo cung cấp ván ép an toàn và chất lượng. Tiêu chuẩn E0, E1, E2 Các cấp độ giảm dần từ E2 đến E0 và được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc, Úc, NewZealand,… Với super E0 là tiêu chuẩn ván ép gỗ công nghiệp cao nhất với nồng độ phát thải gần như bằng 0. E0: nồng độ <0.07ppm E1: nồng độ 0.07 – 0.14ppm E2: nồng độ 0.14 – 0.38ppm Với tiêu chuẩn E2 đã bị loại bỏ ở Châu Âu và chỉ chấp nhận tiêu chuẩn từ E1, E0 trong hầu hết các sản phẩm từ ván ép. Tiêu chuẩn Carb P1, Carb P2 Với tiêu chuẩn Carb được ban hành bởi Ủy ban tài nguyên không khí California của Mỹ. Tiêu chuẩn này sử dụng phổ biến trên thị trường quốc tế, đặc biệt ở Mỹ và Canada, bao gồm: Carb P1: với nồng độ phát thải dưới 0.18ppm với plywood và 0.21ppm với MDF Carb P2: nồng độ phát thải dưới 0.05pm đối với plywood. Gỗ cứng nói chung và ván MDF là 0.11ppm. Tiêu chuẩn JIS Đây là tiêu chuẩn còn được biết đến tên gọi tiêu chuẩn Nhật Bản. Có bốn cấp độ theo thứ tự F*, F**, F*** và F**** với nồng độ giảm dần tương ứng. F*: là tiêu chuẩn không được sử dụng cho nội thất F**: tương ứng với tiêu chuẩn E1 với nồng độ plywood tối đa là 0.14ppm và 0.10ppm đối với MDF F***: tương đương với tiêu chuẩn E1, nồng độ tối đa là 0.07ppm F****: nồng độ phát thải nhỏ hơn 0.035 ppm xấp xỉ với super E0. Được sử dụng hầu hết trong các sản phẩm nội thất.
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người/do biến đổi bất thường của tự nhiên dẫn đến việc ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng. Tại sao phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường? Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Giúp đề xuất biện pháp phòng ngừa và ứng phó, giảm thiểu tác động của sự cố lên con người và nguồn tài nguyên. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường giúp tối ưu hóa quản lý rủi ro, tăng cường sự chuẩn bị và ứng phó, đảm bảo tuân thủ pháp luật, và xây dựng lòng tin xã hội. Đồng thời, kế hoạch còn phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại kinh tế, đáp ứng yêu cầu pháp lý và quốc tế, góp phần vào sự phát triển bền vững và tạo dựng hình ảnh đáng tin cậy trên thị trường. 1. KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 108 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì nội dung kế hoạch ứng phó sự cố môi trường sẽ tùy thuộc vào từng cấp ban hành, cụ thể như sau: Nội dung cơ bản của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường – Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của cơ sở, các kịch bản đối với từng loại nguy cơ có thể xảy ra sự cố môi trường; – Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường bao gồm: công trình, thiết bị và bảo đảm vật tư, dụng cụ, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố môi trường; bố trí lực lượng tại chỗ để bảo đảm sẵn sàng ứng phó với từng kịch bản sự cố môi trường; – Xây dựng kế hoạch tập huấn, huấn luyện, diễn tập về ứng phó sự cố môi trường cho lực lượng ứng phó sự cố tại chỗ; – Phương thức thông báo, báo động khi xảy ra sự cố môi trường và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó sự cố môi trường; – Biện pháp tổ chức ứng phó sự cố môi trường đối với các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Xác định nguyên nhân sự cố môi trường; loại, số lượng, khối lượng chất ô nhiễm bị phát tán, thải ra môi trường; Đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật; Thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động; thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, sinh vật và môi trường; Thu hồi, xử lý, loại bỏ chất ô nhiễm hoặc nguyên nhân gây ô nhiễm; Thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường 2. SỰ CẤP THIẾT PHẢI LẬP KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường. Đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Dưới đây là những tầm quan trọng của kế hoạch ứng phó sự cố môi trường: Đảm bảo an toàn và sự sống của con người: Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường. Giúp xác định và đánh giá các nguy cơ môi trường tiềm ẩn. Từ đó triển khai các biện pháp phòng ngừa và ứng phó. Để đảm bảo an toàn cho con người. Kế hoạch này định rõ các phương án xử lý sự cố. Bố trí lực lượng và tài nguyên cần thiết. Để giảm thiểu hậu quả của các sự cố môi trường. Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên: Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường giúp đưa ra các biện pháp phòng ngừa và ứng phó nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên và các nguồn tài nguyên quan trọng như đất, nước, không khí, sinh thái, động thực vật, và động vật. Điều này giúp ngăn chặn các tác động xấu, hạn chế sự ô nhiễm và bảo vệ sự cân đối và bền vững của môi trường. Tối ưu hóa quản lý rủi ro: Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường giúp đánh giá và quản lý rủi ro môi trường một cách hiệu quả. Nó giúp xác định các kịch bản sự cố, phân tích các tác động tiềm năng và đưa ra các biện pháp ứng phó hiệu quả để giảm thiểu tác động và hậu quả của sự cố môi trường. Điều này đảm bảo sự an toàn, bảo vệ tài sản và giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Tăng cường sự chuẩn bị và ứng phó: Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường định rõ. Các quy trình, trách nhiệm và vai trò của các đơn vị liên quan. Trong việc ứng phó với sự cố môi trường. Nó bao gồm cả việc tập huấn, huấn luyện và diễn tập. Để nâng cao năng lực và sẵn sàng. Cho việc đối phó với các tình huống khẩn cấp. Kế hoạch này giúp tăng cường khả năng phản ứng nhanh chóng. Và hiệu quả trong việc ứng phó với sự cố môi trường. Tuân thủ quy định pháp luật: Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường. Tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến bảo vệ môi trường. Nó đảm bảo rằng các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Và các chủ đầu tư tuân thủ các quy định về quản lý môi trường. Đồng thời đảm bảo khả năng phản ứng và hỗ trợ. Từ phía chính quyền và các cơ quan liên quan trong việc ứng phó với sự cố môi trường. Xây dựng lòng tin và đảm bảo trách nhiệm xã hội: Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin của cộng đồng và các bên liên quan. Khi tổ chức, doanh nghiệp hoặc chính phủ có một kế hoạch ứng phó môi trường chặt chẽ và hiệu quả, nó cho thấy sự chăm sóc và trách nhiệm xã hội của họ đối với môi trường và cộng đồng. Điều này có thể tạo ra sự tin tưởng và ủng hộ từ phía công chúng, cũng như tăng cường hình ảnh và danh tiếng của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại kinh tế: Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường. Giúp phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Do các sự cố môi trường gây ra. Bằng cách xác định và đánh giá nguy cơ môi trường. Triển khai các biện pháp phòng ngừa và ứng phó. Kế hoạch này giúp giảm thiểu thiệt hại tài chính, sản xuất và kinh doanh do sự cố môi trường gây ra. Nó cũng giúp tăng tính bền vững của các hoạt động kinh doanh. Và đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực môi trường. Đáp ứng yêu cầu pháp lý và quốc tế: Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường. Đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu pháp lý và quốc tế về bảo vệ môi trường. Việc có một kế hoạch ứng phó môi trường đúng quy định. Giúp đảm bảo tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn môi trường. Được thiết lập bởi pháp luật và các tổ chức quốc tế. Điều này có thể đưa ra lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức và doanh nghiệp. Trong việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế và xây dựng hình ảnh đáng tin cậy. Trên thị trường quốc tế.
HÓA CHẤT CHUẨN THÍ NGHIỆM Các phương pháp kiểm nghiệm bằng cảm tính như màu sắc, trạng thái, hình dạng đối với sản phẩm không chính xác. Do đó, ta cần phải dùng chất chuẩn để so sánh tình trạng của sản phẩm. Các ngành dược liệu, thực phẩm, môi trường, hóa phân tích, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y… đều rất cần chất chuẩn trong kiểm nghiệm phân tích sản phẩm của mình. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn 3 loại chuẩn. Còn chi tiết hơn đọc kéo xuống bên dưới để tìm hiểu sâu hơn về các loại chuẩn. Primary standard- Chất chuẩn gốc: chuẩn gốc được dùng để hiệu chuẩn thứ cấp, sử dụng trong thử nghiệm, kiểm nghiệm, phân tích hóa lý. Chuẩn gốc được thiết lập theo kiến nghị của ủy ban chuyên gia về kỹ thuật cho các chế phẩm dược phẩm. Secondary standard- chất chuẩn thứ cấp: là các chất chuẩn sinh học được chuẩn hóa bằng phương pháp phân tích có độ chính xác cao hoặc từ chất chuẩn gốc. Chuẩn thứ cấp dùng để cung ứng cho các phòng kiểm nghiệm dược, dùng để kiểm nghiệm, định lượng, định tính, đánh giá độ hoạt lực của thuốc, nguyên liệu và thành phẩm. Chuẩn cơ sở hay chuẩn của nhà sản xuất: là các chất được sản xuất và thiết lập bởi cơ sở hay nhà sản xuất theo các quy trình và các tiêu chí của cơ sở. Chất chuẩn cơ sở được tinh khiết hóa, mô tả đầy đủ và xác định rõ cấu trúc (MS, IR, UV, MNR). Chuẩn cơ sở thường được sử dụng cho các chất hóa học mới, chưa có chuyên luận. Những yêu cầu chung cho các hóa chất chuẩn Bởi bản thân là chất chuẩn nên phải đáp ứng các quy tắc khắc khe, thiết lập, bảo quản và phân phối… Để sản xuất chất chuẩn thì nguyên liệu đầu vào phải có độ tinh khiết cao, đối với các hợp chất hóa dược thì độ tinh khiết phải lớn hơn 95%. Chất chuẩn được lựa chọn từ các lô nguyên liệu sản xuất thuốc có chất lượng cao, đồng nhất và được lấy từ nhà cung cấp uy tín. Đánh giá chất chuẩn cần phải rất cẩn trọng, cân nhắc tất cả các số liệu được thu từ các phép thử, và nên áp dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau để kiểm chứng đối chiếu. Các nhà sản xuất chất chuẩn uy tín thường có một quy trình xây dựng chuẩn cụ thể, chặt chẽ. Các nhà sản xuất chuẩn uy tín như Sigma Aldrich, Merck, USP, Dr. Các chất chuẩn đối chiếu sử dụng trong phạm vi nào? Chuẩn đối chiếu được sử dụng trong các phương pháp: method validation, method verification, calibration, quality control, quality assurance, messurement uncertainty, nghiên cứu…. ISO có vai trò gì trong thiết lập chất chuẩn? ISO là tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa có tên tiếng Anh là International Organization for Standardization. ISO được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào 23/02/1947. Việt Nam gia nhập từ năm 1977, và trở thành thành viên thứ 71. Để xây dựng quy trình thiết lập và chứng nhận chất chuẩn, các đơn vị điều chế chất chuẩn chủ yếu dựa vào ba bộ ISO Guide 31, 34 và 35 làm cơ sở: ISO Guide 31(2000) cung cấp các chỉ dẫn cần thiết giúp nhà sản xuất chất chuẩn soạn thảo giấy chứng nhận phân tích một cách rõ ràng, ngắn gọn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. ISO guide 34(2000) đưa ra các yêu cầu mà nhà sản xuất cần phải đáp ứng, đồng thời hướng dẫn làm thế nào để đáp ứng các yêu cầu này. Nhìn chung, hướng dẫn này đưa ra các mô hình cho thử nghiệm tính đồng nhất, độ ổn định và xác định hàm lượng của nguyên liệu thử nghiệm. ISO 35( năm 2006) được xem như một ứng dụng của hướng dẫn xác định độ không đảm bảo đo (Guide to the Expression of Uncertainty in MeasuremenT – GUM). ISO Guide 35 hướng dẫn chi tiết về cách xác định độ không đảm bảo đo và và cách đánh giá độ đồng nhất lô, độ ổn định trong quá trình thiết lập chất chuẩn. Danh mục sản phẩm của chúng tôi gồm hơn 20.000 sản phẩm hóa chất chuẩn – thí nghiệm bao gồm các tiêu chuẩn về môi trường, hóa dầu, dược phẩm, chẩn đoán lâm sàng và độc dược, pháp y, thực phẩm và đồ uống, tiêu chuẩn GMO, mỹ phẩm, thú y và nhiều hơn nữa, cũng như các sản phẩm và dịch vụ OEM và các dịch vụ khác. Tất cả các nhà máy sản xuất tiêu chuẩn đều được công nhận tối thiểu là ISO / IEC 17025, ISO Guide 34 và ISO 17034, là mức chất lượng cao nhất có thể đạt được đối với các nhà sản xuất vật liệu tham chiếu( chất chuẩn). Hóa chất chuẩn dược điển Đặc trưng của chất chuẩn dược điển được đề cập trong phần giới thiệu của ISO Guide 34. Chúng được thiết lập và phân phối bởi HĐD Điển theo các nguyên tắc chung của ISO này. Chất chuẩn dược điển Đặc trưng của chất chuẩn dược điển được đề cập trong phần giới thiệu của ISO Guide 34. Chúng được thiết lập và phân phối bởi HĐD Điển theo các nguyên tắc chung của ISO này. Chuẩn Dược điển Quốc tế: Tổ chức y tế thế giới (WHO), cơ quan đặc biệt của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm chủ yếu về các vấn đề sức khỏe của cộng đồng quốc tế, ban hành Dược điển quốc tế với sự giúp đỡ của các tập đoàn đa quốc gia, họ cũng đã thiết lập các chất chuẩn quốc tế về sinh học và dược phẩm. Chuẩn Dược điển quốc tế là chuẩn gốc (primary) được thiết lập theo kiến nghị của ủy ban chuyên gia về kỹ thuật cho các chế phẩm dược phẩm của WHO. Chúng được sử dụng chủ yếu trong các thử nghiệm, phân tích hóa học và vật lý; được mô tả chi tiết trong Dược điển quốc tế hoặc các chuyên luận dự thảo. Chúng có thể dùng để hiệu chuẩn các chuẩn thứ cấp. Chuẩn Dược điển Châu Âu: Tổng cục Chất lượng Thuốc và Chăm sóc Sức khỏe Châu Âu EDQM (European Directorate for the Quality of Medicines and Health Care) cung cấp các chất chuẩn hóa học và sinh học cũng như phổ chuẩn trong các phép phân tích và kiểm tra. Các phép phân tích và kiểm tra này được thực hiện phù hợp với các phương pháp được ghi trong Dược điển châu Âu. Các chất chuẩn được chọn lọc đặc biệt và được thẩm định bởi Hội đồng Dược điển châu Âu. Chúng có thể được sử dụng cho các nghiên cứu cộng tác quốc tế. Chuẩn Dược điển Anh: Chuẩn Dược điển Anh được sản xuất để hỗ trợ cho các chuyên luận của Dược điển Anh (BP). Chúng chỉ được sử dụng cho các phép phân tích hóa học và thử nghiệm được mô tả trong Dược điển Anh, không thích hợp cho các mục đích khác như dùng cho người hay động vật. Chất chuẩn được đóng trong các đơn vị đóng gói đủ để thực hiện quy trình thử nghiệm. Các chuẩn này được thiết lập bởi các phòng thí nghiệm phù hợp với quy định, được thẩm định và cho phép sử dụng bởi các chuyên gia của Hội đồng Dược điển Anh. Chuẩn Dược điển Mỹ: Chuẩn USP dựa vào các chuyên luận có tính chất pháp lý trong USP và NF, các quy trình và tiêu chuẩn của Dược điển này bị quản lý bởi cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA). Chúng được công nhận ở Mỹ và những nước khác. Ngành công nghiệp dược phẩm và các phòng thí nghiệm FDA tham gia vào sự phát triển các chất chuẩn này thông qua các phòng thí nghiệm hợp tác. Các chất chuẩn USP được định nghĩa là “các mẫu của dược chất, tá dược, các tạp chất liên quan, các sản phẩm giáng hóa (degradation products), các thuốc thử phức tạp (compendial reagents) hợp chất sinh học, các chất định chuẩn hồng ngoại gần (near IR calibrators) và các chất định chuẩn vận hành (performance calibrators). Chuẩn Dược điển Nhật: Chất chuẩn được cung cấp bởi Viện quốc gia về Khoa học Vệ sinh. Đây là nơi sản xuất chất chuẩn dùng cho Hiệp hội Dược điển Nhật. Dược điển Việt nam có đề cập đến chất đối chiếu (Mục 2.5, Phụ lục 2, trang PL105), trong đó có quy định chính thức đơn vị phân phối là Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm Thuốc TP. HCM. Ngoài ra, các nguồn chất đối chiếu quốc tế, khu vực hay quốc gia khác được sử dụng theo quy định. Các loại chuẩn khác Hóa chất chuẩn gốc hay chuẩn sơ cấp (primary): Là các chất chuẩn được thẩm định đầy đủ và được thừa nhận rộng rãi, có chất lượng phù hợp trong điều kiện quy định và có giá trị được chấp nhận mà không phải so sánh với chất khác. Theo FDA: Chất chuẩn đối chiếu của USP-NF và các nguồn chính thức khác không cần phải qua thẩm định (chuẩn gốc) còn các chất chuẩn không từ các nguồn chính thức khác cần phải đạt được độ tinh khiết cao nhất có thể đạt được với nỗ lực hợp lý, và nó phải được xác định một cách đầy đủ để đảm bảo tính đồng nhất (identity), độ mạnh (strength), chất lượng (quality), độ tinh khiết (purity) và hiệu lực (potency). ICH Guide Q7 định nghĩa chất chuẩn gốc là một chất được đưa ra bởi 1 loạt các thử nghiệm phân tích để trở thành vật liệu đáng tin cậy có độ tinh khiết cao. Chất chuẩn này có thể: + Thu được từ nguồn được công nhận chính thức. + Được bào chế bằng tổng hợp độc lập (indipendent synthesis). + Thu được từ nguyên liệu sản xuất hiện có có độ tinh khiết cao. + Được bào chế bằng cách tinh chế tiếp tục các nguyên liệu sản xuất có sẵn. Hóa chất chuẩn làm việc (working standards) hay chuẩn thứ cấp (secondary standards): Gồm các chất chuẩn sinh học hay hóa học được thiết lập trên các nguyên liệu được chuẩn hóa so với các chất chuẩn gốc hay bằng phương pháp phân tích có độ chính xác cao để cung cấp rộng rãi cho các phòng kiểm nghiệm thuốc; được dùng để định tính, định lượng, đánh giá hoạt lực, xác định độ tinh khiết của thuốc, nguyên liệu và thành phẩm. Theo ICH Guide Q7, chuẩn thứ cấp là một chất có độ tinh khiết và chất lượng được thiết lập bằng cách so sánh với một chất chuẩn gốc, được dùng làm chất chuẩn đối chiếu cho các phân tích thường ngày của phòng thí nghiệm. Chuẩn cơ sở hay chuẩn của nhà sản xuất: Là các chất được sản xuất và thiết lập bởi cơ sở hay nhà sản xuất theo các quy trình và các tiêu chí của cơ sở. Chất chuẩn cơ sở được tinh khiết hóa, mô tả đầy đủ và xác định rõ cấu trúc (IR, UV, MNR, MS…), thường được sử dụng cho các chất hóa học mới (New Chemical Entity – NCE) chưa có chuyên luận.
Hiện nay, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh để áp dụng trong quá trình xử lý nước thải đã không còn quá xa lạ. Đối với các hệ thống có quy mô nhỏ thì thay vì sử dụng các loại hóa chất có chi phí cao và không đảm bảo mức độ an toàn thì hình thức này sẽ đem đến nhiều lợi ích hơn rất nhiều. Chính vì thế, để có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này là gì, cùng tìm hiểu ngay sau đây. 1. Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải là gì? Chế phẩm vi sinh nước thải là sản phẩm được sử dụng để cải thiện hiệu quả của quá trình xử lý nước thải. Các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm, và các loại vi sinh vật khác. Khi sử dụng, chế phẩm sẽ được đưa vào hệ thống và tiếp xúc trực tiếp với các chất hữu cơ giúp tăng cường quá trình xử lý sinh học, giảm bớt các chất gây ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước thải sau xử lý. Từ đó, mang lại hiệu quả tốt hơn với cơ chế phân hủy và loại bỏ tạp chất của chúng. 2. Tại sao phải xử lý nước thải bằng chế phẩm sinh học? Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải là một trong những sản phẩm được áp dụng nhiều nhất trong hệ thống xử lý nước thải với các nguyên do chính như sau: Giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường: khi nước thải được xử lý bằng các chế phẩm vi sinh sẽ giảm thiểu được chất lượng ô nhiễm có thể gây ra cho môi trường. Đặc biệt là các chất hữu cơ xuất hiện trong nước thải. Điều này sẽ cải thiện được chất lượng môi trường sống xung quanh và sức khỏe con người. Tiết kiệm chi phí và tài nguyên :So với nhiều biện pháp xử lý nước thải trên thị trường thì việc sử dụng sản phẩm chế phẩm sinh học sẽ không còn quá nhiều năng lượng hay chi phí so với hình thức xử lý vật lý hoặc hóa học. Ổn định hệ vi sinh: Với các điều kiện bất lợi có thể xảy ra trong quá trình xử lý nước thải, chế phẩm vi sinh có thể duy trì và ổn định hệ thống một cách nhanh chóng. 3. Điều kiện sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải Có thể nhận thấy, các chế phẩm vi sinh xử lý nước thải có rất nhiều ưu điểm và cách sử dụng dễ dàng. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo những vi sinh này có thể sống lâu hơn trong môi trường nước thải thì sẽ cần phải đảm bảo những điều kiện sau: Nhiệt độ cần duy trì trong khoảng từ 4 đến 40 độ C. Độ pH của nước nên nằm trong khoảng từ 4 đến 9. Độ mặn tối đa cho phép là 30%. Tỷ lệ C:N:P lý tưởng là 100:5:1. Hàm lượng DO trong bể bắt buộc phải trên 2 mg/l. BOD nên dưới 10.000 mg/l và COD không vượt quá 12.000 mg/l. Với các hệ thống xử lý nước thải cần tăng sinh lượng men có thể áp dụng các biện pháp khác như ủ và sục khí. Tuy nhiên, người dùng cần phải đọc kỹ các nội dung hướng dẫn được in trên bao bì để mang lại hiệu quả xử lý chính xác nhất. 4. Các sản phẩm chế phẩm vi sinh xử lý nước thải phổ biến hiện nay Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND Vi sinh xử lý nước thải Microbe Lift IND là một sản phẩm nổi bật với nhiều ưu điểm vượt trội, được sản xuất bởi Ecological Laboratories tại Hoa Kỳ. Sản phẩm có thành phần từ các vi sinh tự nhiên, và được áp dụng với nhiều loại nước thải khác nhau, bao gồm nước thải sinh hoạt, công nghiệp, đô thị, cao su, chế biến tinh bột mì, nhà máy giấy và bột giấy, chế biến thủy hải sản, dệt nhuộm,...Đây là một trong những sản phẩm vi sinh chứa nhiều vi sinh nhất trên thị trường, hoạt động mạnh gấp 5-10 lần so với vi sinh thông thường và chủ yếu là xử lý BOD, COD, TSS trong nước thải. Vi sinh giảm bùn Microbe-Lift SA Vi sinh giảm bùn Microbe Lift SA là sản phẩm chứa các hợp chất hữu cơ tự nhiên như humic và humate. Các hợp chất này tăng tốc độ phân hủy các chất hữu cơ như vi khuẩn. Sự hoạt động của các vi sinh này dẫn đến hiệu quả giảm đáng kể khối lượng bùn thông qua quá trình oxy hóa nhanh chóng các chất hữu cơ phân hủy chậm hoặc khó phân hủy. Vi sinh khử Ni tơ Microbe-Lift N1 Vi sinh khử Nitơ Microbe Lift N1 sử dụng để khử Amonia (N-NH3), khí độc H2S và Nitrite (trong ao nuôi tôm, cá). Sản phẩm này chứa hai chủng vi sinh chính: Nitrosomonas, chuyển đổi Amonia thành Nitrite, và Nitrobacter spp,... giúp giảm độc tố trong môi trường. Để đảm bảo hiệu quả của vi sinh khử Nitơ Microbe Lift N1, người dùng cần duy trì điều kiện thích hợp như độ pH, độ kiềm, và hàm lượng oxy hòa tan trong bể ở mức đủ lớn. Điều này giúp tối ưu hóa hoạt động của các vi sinh và đảm bảo quá trình khử Nitơ diễn ra hiệu quả.
Theo báo cáo từ Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), sự phục hồi kinh tế nói chung, tốc độ phục hồi và tăng trưởng của ngành công nghiệp hóa chất cũng được duy trì và tăng trưởng ấn tượng. Lượng nhập khẩu, kinh doanh hóa chất tăng cao, đặc biệt đối với hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Song song với vấn đề đó, số lượng hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất ngày càng tăng; các hoạt động vi phạm trong lĩnh vực hóa chất ngày càng đa dạng và phức tạp. Trong đó có hành vi về thực hiện khai báo hóa chất không đúng thông tin và thực tế hoạt động nhập khẩu. Hiện tượng này có nguy cơ gây giảm hiệu quả công tác kiểm soát các loại hóa chất nguy hiểm, đặc biệt là các loại hóa chất có thể bị lạm dụng vào các mục đích không phù hợp gây bức xúc trong dư luận thời gian qua như N2O (khí cười), các hợp chất xyanua, các tiền chất công nghiệp (có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất các loại ma túy tổng hợp). Trước vấn đề trên, Cục Hóa chất luôn nhận định công tác thanh tra, kiểm tra là một nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết, phù hợp với xu hướng chuyển hoạt động quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Năm 2024, Cục Hóa chất đã xử lý vi phạm với tổng số tiền phạt và thu hồi ngân sách đạt hơn 2,3 tỉ đồng (tăng 82% so với năm 2023). Bên cạnh các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền, Cục Hóa chất đã áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất đối với 2 công ty và tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế đối với 1 công ty. Công tác thanh tra, kiểm tra còn phản ánh thực trạng cần lưu tâm khi số lượng hành vi vi phạm có xu hướng gia tăng. Phân tích chi tiết các hành vi vi phạm cho thấy những điểm yếu trong công tác quản lý an toàn hóa chất của doanh nghiệp; trong đó, vi phạm về huấn luyện an toàn chiếm tỉ lệ cao nhất với 22%, thể hiện qua việc không tổ chức huấn luyện định kỳ, nội dung huấn luyện không đầy đủ hay người huấn luyện không đạt tiêu chuẩn. Tiếp đến là các vi phạm về thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và kế hoạch/biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (chiếm 20%). Các vấn đề về Phiếu an toàn hóa chất cũng chiếm tới 12% tổng số vi phạm được phát hiện. Theo Cục Hóa chất, việc tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về vi phạm được xem là những giải pháp then chốt để có để tăng cường hiệu quả công tác quản lý về hóa chất trong thời gian tới. "Với tinh thần xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2025 tăng 30% số lượng so với năm 2024, Cục Hóa chất đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc tăng cường công tác quản lý nhà nước" - Cục Hóa chất nhấn mạnh. (Nguồn: Báo Người Lao Động)
1. Các loại hóa chất độc hại thường gặp 1.1 Hóa chất ăn mòn Đặc tính: Gây tổn thương nghiêm trọng cho mô sống khi tiếp xúc. Trong trường hợp rò rỉ, chúng có thể gây hư hỏng vật chất, thậm chí phá hủy vật dụng và phương tiện vận chuyển. Trạng thái: Tồn tại ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. Một số chất trở nên ăn mòn khi tiếp xúc với nước, hơi ẩm, benzyl clorsulon hoặc mồ hôi trên da. Ví dụ: Axit và anhydrit: Axit sunfuric, axit clohidric, axit nitric, axit axetic, anhydrit axetic, axit phosphoric, trioxit phospho. Kiềm hay bazơ: Kali hydroxit, natri hydroxit, các amin hữu cơ như etanolamin. Halogen, muối halogen, halogen hữu cơ: Khí clo, sắt clorua, dung dịch clorit, axetyl iodua. Các chất ăn mòn khác: Amoni polysunfua, các peoxit, hydrazine. 1.2 Hóa chất nguy hiểm Đặc tính: Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Ví dụ: Hơi iot: Gây khó chịu cho mắt và các màng nhầy, tổn thương da khi tiếp xúc. Thuốc tím Kali pemanganat: Chất oxi hóa mạnh, dùng để sát khuẩn. Uống nhầm gây ngộ độc, loét niêm mạc, thậm chí thủng dạ dày. Nhôm clorua: Kích ứng da, mắt và đường hô hấp. 1.3 Hóa chất độc hại Đặc tính: Gây nguy hiểm cho đường hô hấp khi hít phải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Ví dụ: Khí Clo: Gây cay mũi, cuống họng, chảy nước mắt, ho, khó thở, buồn nôn, ói mửa. Khí Cacbon monooxit: Giảm oxi trong máu, gây tổn thương hệ thần kinh. Khí lưu huỳnh đioxit: Gây viêm phổi, ảnh hưởng đến mắt và da. Methanol: Gây đau đầu, buồn nôn, khó thở, chóng mặt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. 1.4 Hóa chất dễ cháy Đặc tính: Dễ bắt lửa và tiếp tục cháy trong không khí khi tiếp xúc với nguồn lửa. Trạng thái: Tồn tại ở dạng lỏng, khí và rắn. Ví dụ: Chất khí: Khí metan, butan, propan. Chất lỏng: Rượu, hexan. Chất rắn: Natri. 2. Nhận biết và tác hại của hóa chất độc hại Nhận biết hóa chất độc hại Nhãn cảnh báo: Hầu hết các hóa chất độc hại đều được dán nhãn cảnh báo với biểu tượng và thông tin rõ ràng về mức độ nguy hiểm. Hãy đọc kỹ nhãn cảnh báo trước khi sử dụng bất kỳ hóa chất nào. Tờ thông tin an toàn hóa chất (MSDS): Mỗi hóa chất đều có MSDS riêng biệt cung cấp thông tin chi tiết về tính chất, tác hại và cách xử lý an toàn. Tác hại của hóa chất độc hại Việc tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe con người. Ở mức độ nhẹ, một số hóa chất có thể gây kích ứng da, mắt, đường hô hấp, dẫn đến các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở, ho... Nghiêm trọng hơn, các hóa chất có tính ăn mòn mạnh có thể gây bỏng nặng khi tiếp xúc với da, mắt. Hít phải, nuốt phải hoặc tiếp xúc với một số loại hóa chất độc có thể dẫn đến ngộ độc, với các triệu chứng đa dạng như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, co giật... Đặc biệt nguy hiểm, tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, thậm chí trong trường hợp nghiêm trọng, tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể dẫn đến tử vong. 3. Biện pháp phòng tránh ngộ độc hóa chất Để đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm và phòng tránh ngộ độc các hóa chất độc hại, cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa sau: Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cá nhân: Khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại, bạn cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cá nhân như kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay, áo lab... Đọc kỹ nhãn mác và hướng dẫn sử dụng: Trước khi sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào, hãy đọc kỹ nhãn mác, tìm hiểu về tính chất, mức độ nguy hiểm và cách sử dụng an toàn. Sử dụng tủ hút khí độc: Khi thao tác với các hóa chất độc hại dễ bay hơi, hãy sử dụng tủ hút khí độc để tránh hít phải hơi độc. Lưu trữ hóa chất đúng cách: Các hóa chất độc hại cần được lưu trữ riêng biệt theo tính chất, tránh tiếp xúc với nhau hoặc với các chất không tương thích. Xử lý chất thải đúng quy định: Không tự ý đổ các hóa chất độc hại ra môi trường. Hãy thu gom và xử lý chất thải theo quy định của phòng thí nghiệm.
1. Tìm hiểu về đường Dextrose monohydrate Với công thức hóa học là C6H12O6, đường này còn sở hữu các tên gọi khác là D-glucose, Dextrose, Dextrose powder. Dextrose thường được chiết xuất từ tinh bột (đặc biệt là từ ngô hoặc lúa mì), và nó là một trong những dạng glucose phổ biến nhất trong tự nhiên. Dextrose có mặt trong nhiều loại thực phẩm và có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là trong dược phẩm, thực phẩm, và thể thao. Đường Dextrose tồn tại dưới dạng bột màu trắng, dễ tan trong nước. 2. Công dụng của Dextrose monohydrate Đường Dextrose là một loại đường có nhiều tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống và được nhiều người tin tưởng sử dụng. Dưới đây là một số ứng dụng của loại đường này: 2.1. Trong Dược phẩm Dextrose là lựa chọn đầu tiên khi cần điều trị hạ đường huyết cấp (hạ đường huyết nặng), Dextrose được sử dụng trong các dung dịch truyền tĩnh mạch (IV) để cung cấp năng lượng nhanh chóng cho bệnh nhân, đặc biệt là khi họ không thể ăn uống bình thường hoặc khi có sự thiếu hụt glucose trong cơ thể. Dextrose được sử dụng làm tá dược trong sản xuất viên nén và thuốc dược phẩm khác, giúp cung cấp một nguồn năng lượng nhanh chóng cho cơ thể khi cần thiết. 2.2. Trong Thực phẩm Chất làm ngọt: Dextrose được sử dụng như một chất làm ngọt trong nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như kẹo, bánh ngọt, nước giải khát, và các sản phẩm dinh dưỡng. Chất ổn định và bảo quản thực phẩm: Dextrose có thể giúp cải thiện kết cấu và độ ổn định của thực phẩm. Nó cũng có khả năng làm giảm hoạt động của vi khuẩn, giúp kéo dài thời gian bảo quản của một số sản phẩm thực phẩm, như trong sản xuất mứt, siro, và một số sản phẩm chế biến từ trái cây. Cung cấp năng lượng nhanh cho vận động viên: Trong thể thao, dextrose thường được sử dụng trong các đồ uống thể thao hoặc các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng để cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng cho các vận động viên trong và sau khi luyện tập cường độ cao. 2.3. Trong Mỹ phẩm Chất dưỡng ẩm: Dextrose được sử dụng trong một số sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc da như kem dưỡng ẩm và sữa tắm. Vì có khả năng hút ẩm từ không khí, nó giúp giữ cho da luôn mềm mịn và ẩm. Cải thiện độ nhớt và kết cấu: Trong các sản phẩm mỹ phẩm dạng gel hoặc kem, dextrose cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh độ nhớt và tạo kết cấu mịn màng cho sản phẩm. 2.4. Trong Nông nghiệp Thức ăn cho gia súc và gia cầm: Dextrose đôi khi được thêm vào khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm để cung cấp năng lượng, đặc biệt là trong các giai đoạn tăng trưởng nhanh hoặc khi động vật bị bệnh, cần một nguồn năng lượng dễ dàng hấp thụ. 2.5. Công nghiệp chế biến thực phẩm Dextrose cũng được dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm để tạo ra một số sản phẩm như bánh mì, bia, và các sản phẩm lên men khác. Trong quá trình lên men, dextrose là nguồn năng lượng chính cho vi sinh vật, giúp tạo ra cồn hoặc các sản phẩm lên men khác. Chế biến thực phẩm đông lạnh: Dextrose có thể giúp cải thiện kết cấu của thực phẩm đông lạnh và ngăn chặn sự kết tinh của nước đá trong các sản phẩm đông lạnh như kem. 3. Bảo quản đường Dextrose monohydrate như thế nào? Để bảo quản đường Dextrose đúng cách và duy trì chất lượng, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng như độ ẩm, nhiệt độ, và ánh sáng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách bảo quản đường dextrose: Dextrose có khả năng hút ẩm từ không khí, nên cần bảo quản trong môi trường khô ráo để tránh tình trạng bị vón cục hoặc bị phân hủy. Nếu đường dextrose bị ẩm, nó có thể dễ dàng bị kết tủa hoặc thay đổi kết cấu, làm giảm chất lượng. Bao bì kín: Để tránh tiếp xúc với không khí và độ ẩm, đường dextrose nên được bảo quản trong bao bì kín, như túi nilon có khóa hoặc hộp đựng kín. Các bao bì này cần phải được đóng chặt sau khi sử dụng. Đường dextrose nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong khoảng 20–25°C. Tránh để đường tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, vì điều này có thể làm giảm chất lượng và khả năng sử dụng của sản phẩm. Tránh nhiệt độ lạnh quá mức: Không nên bảo quản dextrose trong tủ lạnh hoặc nơi có nhiệt độ quá lạnh. Tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn ánh sáng mạnh. Ánh sáng có thể gây phân hủy một phần các chất trong đường, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Thời gian vừa qua xuất hiện tình trạng sử dụng hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (hóa chất hạn chế) sai mục đích ảnh hưởng đến tính mạng và an toàn sức khỏe con người. Điển hình là vụ việc đầu độc người bằng xyanua tại tỉnh Đồng Nai gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội… Do vậy cơ quan chức năng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tăng cường tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về quản lý hóa chất tới cơ sở hoạt động hóa chất trên các địa bàn. Đặc biệt là các quy định về kiểm soát hóa chất hạn chế, quy định về lập phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc, hay như quy định về thực hiện chế độ báo cáo. Cùng với đó tiếp tục rà soát, cập nhật danh sách các đơn vị hoạt động hóa chất phát sinh mới trong năm để tổng hợp và gửi về Sở Công Thương các cấp theo dõi, quản lý... Đối với đơn vị hoạt động hóa chất (sử dụng, tồn trữ...) trên các địa bàn cần tiến hành rà soát, trường hợp hóa chất đang sử dụng thuộc Danh mục Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về quản lý hóa chất, an toàn hóa chất và những quy định khác có liên quan. Trong đó lưu ý: Áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa thất thoát hóa chất hạn chế trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tồn trữ, vận chuyển, sử dụng hóa chất. Song song đó cũng thực hiện nghiêm túc quy định lập và lưu giữ phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc cũng như xây dựng và cung cấp phiếu an toàn hóa chất... Bên cạnh đó, Sở Công Thương còn đề nghị các đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ hàng năm về hoạt động hóa chất thông qua Hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia theo quy định. Mặt khác khuyến khích tổ chức, cá nhân nhập thông tin về hoạt động mua, bán hóa chất hạn chế lên Hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia ngay sau khi thực hiện mua bán, giao nhận hóa chất. Chủ động cập nhật các quy định về hoạt động hóa chất, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên về mức độ nguy hiểm của hóa chất cũng như nhận thức tuân thủ quy định pháp luật về quản lý hóa chất, đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất.
1. Thuốc thử Fehling Thuốc thử Fehling là một dung dịch hóa học được sử dụng phổ biến trong các thí nghiệm phân tích hữu cơ để nhận biết đường khử. Phản ứng Fehling cho phép phát hiện các hợp chất khử như glucose thông qua quá trình oxi hóa-khử. Đây là công cụ quan trọng trong hóa học phân tích để kiểm tra tính khử của các chất hữu cơ. Công thức hóa học và thành phần của thuốc thử Fehling: Công thức của thuốc thử Fehling bao gồm hai dung dịch riêng biệt: Fehling A và Fehling B. Fehling A chứa dung dịch đồng(II) sulfat (CuSO₄), trong khi Fehling B gồm dung dịch kali natri tartrat và natri hydroxit (NaOH). Khi kết hợp, hai dung dịch này tạo thành một hệ thống phức hợp mà đồng (II) sẽ bị khử thành đồng (I) trong các phản ứng với đường khử. 2. Phân biệt thuốc thử Fehling A và Fehling B Fehling A và Fehling B có vai trò riêng biệt trong phản ứng Fehling. Fehling A cung cấp ion đồng (II), chất này sẽ bị khử trong phản ứng. Fehling B chứa chất tạo phức giúp ổn định ion đồng và tạo môi trường kiềm. Khi trộn hai dung dịch này lại với nhau, chúng tạo ra một hệ thống hoạt động sẵn sàng cho phản ứng với các hợp chất khử. 3. Ứng dụng: Nhận biết đường khử: Thuốc thử Fehling được sử dụng phổ biến để phát hiện các loại đường khử như glucose và fructose. Khi phản ứng với glucose, màu xanh của dung dịch Fehling sẽ chuyển sang màu đỏ gạch, do sự hình thành kết tủa Cu₂O. Ứng dụng trong y học: Phản ứng Fehling giúp phát hiện sự hiện diện của glucose trong nước tiểu, hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường. Ứng dụng trong công nghiệp: Fehling còn được sử dụng trong kiểm tra độ tinh khiết của các sản phẩm hữu cơ và nghiên cứu cấu trúc các hợp chất hữu cơ. 4. Các lưu ý khi sử dụng thuốc thử Fehling Điều kiện phản ứng: Phản ứng với thuốc thử Fehling thường yêu cầu điều kiện nhiệt độ cao (70-80°C). Hạn chế: Phản ứng Fehling không hiệu quả với các hợp chất không có tính khử, do đó không thể nhận biết được các loại đường không khử như sucrose.
1. Tính chất của Sodium Sulfide Na2S Sodium Sulfide hay còn được gọi là Natri Sunfua. Trong không khí ẩm, nó cùng các muối hiđrat của mình giải phóng ra H2S có mùi trứng thối hay trung tiện nên còn được biết với cái tên đá thối. Dưới đây là những tính chất của Sodium Sulfide Na2S Đá thối có dạng bột hoặc dạng vảy. Na2S thường tồn tại dưới 2 dạng là dạng khan và dạng ngậm nước. Màu vàng hoặc nâu đất, mùi hôi đặc trưng. Có tính hút ẩm mạnh, dễ hòa trong nước tạo thành dung dịch bazo Không tan trong các chất hữu cơ khác, ít tan trong rượu Đá thối có tính dễ cháy 2. Đá thối Sodium Sulfide Na2S có những ứng dụng gì? Công nghiệp thuộc da Khử lông: Sodium sulfide được sử dụng trong quá trình xử lý da thuộc, đặc biệt là trong giai đoạn khử lông của da động vật. Nó giúp loại bỏ lông, tóc và các tạp chất khác trên da trước khi chuyển sang các bước chế biến tiếp theo. Giảm thiểu các tạp chất: Na₂S cũng giúp phá vỡ các protein và dầu mỡ còn sót lại trong da. Công nghiệp sản xuất giấy (quy trình Kraft) Sodium sulfide được sử dụng trong quá trình nấu bột giấy (quy trình Kraft), giúp tách lignin (chất kết dính tự nhiên giữa các sợi cellulose) ra khỏi cellulose. Điều này cho phép thu được bột giấy có độ tinh khiết cao để sản xuất giấy. Công nghiệp dệt may Chất làm trắng: Sodium sulfide được sử dụng trong một số quá trình tẩy trắng và làm mềm vải, đặc biệt là trong xử lý len và lụa. Thuốc nhuộm lưu huỳnh: Na₂S cũng tham gia vào quá trình sản xuất và sử dụng các loại thuốc nhuộm lưu huỳnh, đặc biệt là để nhuộm vải đen và xanh đậm. Công nghiệp kim loại Thu hồi kim loại: Sodium sulfide được sử dụng trong quá trình tinh chế và thu hồi kim loại, đặc biệt là trong việc loại bỏ các tạp chất kim loại nặng (như đồng, bạc) từ quặng hoặc từ các quy trình sản xuất khác. Tách quặng: Trong công nghiệp khai khoáng, Na₂S được dùng như một chất tuyển nổi để tách các kim loại quý và bán quý từ quặng. Sản xuất hóa chất Sodium sulfide là nguyên liệu cơ bản trong việc sản xuất một số hợp chất hóa học khác như lưu huỳnh dioxide (SO₂), lưu huỳnh hoặc các hợp chất organosulfur. Na₂S cũng tham gia vào quá trình sản xuất các hợp chất anilin, polysulfide và các hóa chất khác sử dụng trong công nghiệp cao su, hóa chất nông nghiệp và dược phẩm. Công nghiệp làm sạch nước thải Xử lý nước thải: Sodium sulfide có thể được sử dụng để loại bỏ các kim loại nặng khỏi nước thải công nghiệp. Nó giúp kết tủa kim loại dưới dạng sunfua, giúp dễ dàng loại bỏ khỏi nước. Khử oxy hóa: Sodium sulfide còn có thể được dùng để loại bỏ oxy hòa tan trong nước (deoxygenation) trong các quy trình xử lý nước.
1. Giới thiệu về than hoạt tính Than hoạt tính (hay Activated Carbon, Carbon hoạt tính) là một dạng carbon có độ xốp cao, chúng có nhiều lỗ rỗng, vết nứt với các kích thước phân tử khác nhau. Với cấu trúc này làm cho diện tích bề mặt của than hoạt tính rất lớn, từ đó dễ dàng hấp thụ và phản ứng với nhiều loại chất khác nhau. Than hoạt tính được tạo ra nhờ sự đốt cháy các vật liệu giàu carbon như gỗ, than bùn, mùn cưa, gáo dừa… trong nhiệt độ từ 600 độ C đến 900 độ C (trong điều kiện yếm khí). Hiện nay than hoạt tính được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Nó dùng để làm chất khử khuẩn, lọc khuẩn cho nước, không khí hoặc xử lý khí thải… 2. Ứng dụng phổ biến của than hoạt tính Than hoạt tính là loại than có ứng dụng cao trong nhiều ngành công nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày. Với khả năng hấp thụ cao, than hoạt tính có nhiều ứng dụng như: Xử lý nước Than hoạt tính được sử dụng cho các thiết bị xử lý nước. Khi dòng nước đi qua bề mặt than hoạt tính các tạp chất bụi bẩn, ion kim loại và một số chất gây ô nhiễm như Clo, Benzen, dầu mỡ sẽ bám dính trên bề mặt Carbon. Nhờ đó mà dòng nước ra bên ngoài sẽ là nước sạch, đảm bảo an toàn. Than hoạt tính được ứng dụng để xử lý nguồn nước sinh hoạt, nước uống tinh khiết và cả xử lý nước thải công nghiệp… Ứng dụng trong làm đẹp và sản xuất mỹ phẩm Với tính chất hấp thụ cao, than hoạt tính cũng được sử dụng cho nhiều loại mỹ phẩm như: Trong sữa rửa mặt, than hoạt tính có tác dụng bã nhờn, làm sạch da, lỗ chân lông Mặt nạ dưỡng da để làm sáng da, se khít lỗ chân lông,.. giúp da thêm mịn màng trắng sáng Sử dụng để làm các loại kem đánh răng giúp làm sạch và trắng răng, khử mùi hôi,… Dùng trong dầu gội để loại bỏ độc tố, bụi bẩn, dầu thừa trên tóc và da đầu Ứng dụng trong y tế Than hoạt tính điều trị các chứng như đầy hơi, tiêu chảy, đau dạ dày, đường ruột, thải độc,… Nhờ hấp thụ các chất có hại cho cơ thể và thải ra bên ngoài theo đường tiêu hóa. Than hoạt tính còn được sử dụng để sản xuất khẩu trang ý tế, mặt nạ phòng độc giúp ngăn chặn con người hít phải khí độc hại, bụi bẩn, bảo vệ sức khoẻ con người. Dùng trong xử lý khí thải, khử mùi Trong khí thải từ các lò hơi, nồi hơi, lò nung,… chứa nhiều chất thải, hóa chất độc hại như CO2, CO, H2, N2,…Việc sử dụng than hoạt tính trong hệ thống xử lý khí thải sẽ loại bỏ các chất độc ra khỏi không khí. Và khi đó các khí thoát ra môi trường không còn chứa các chất độc hại Nó còn được dùng để khử mùi đặc biệt là trong máy khử mùi nhà bếp, khử mùi và diệt khuẩn trong máy lạnh Dùng trong sản xuất Than hoạt tính được dùng để xử lý kim loại cuối – dùng trong tinh chế dung dịch mạ điện. Ngoài ra cũng được ứng dụng trong công nghiệp khai khoáng chiết xuất và lọc vàng, bạc, các kim loại quý khác.