Loading..
Theo báo cáo từ Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), sự phục hồi kinh tế nói chung, tốc độ phục hồi và tăng trưởng của ngành công nghiệp hóa chất cũng được duy trì và tăng trưởng ấn tượng. Lượng nhập khẩu, kinh doanh hóa chất tăng cao, đặc biệt đối với hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Song song với vấn đề đó, số lượng hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất ngày càng tăng; các hoạt động vi phạm trong lĩnh vực hóa chất ngày càng đa dạng và phức tạp. Trong đó có hành vi về thực hiện khai báo hóa chất không đúng thông tin và thực tế hoạt động nhập khẩu. Hiện tượng này có nguy cơ gây giảm hiệu quả công tác kiểm soát các loại hóa chất nguy hiểm, đặc biệt là các loại hóa chất có thể bị lạm dụng vào các mục đích không phù hợp gây bức xúc trong dư luận thời gian qua như N2O (khí cười), các hợp chất xyanua, các tiền chất công nghiệp (có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất các loại ma túy tổng hợp). Trước vấn đề trên, Cục Hóa chất luôn nhận định công tác thanh tra, kiểm tra là một nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết, phù hợp với xu hướng chuyển hoạt động quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Năm 2024, Cục Hóa chất đã xử lý vi phạm với tổng số tiền phạt và thu hồi ngân sách đạt hơn 2,3 tỉ đồng (tăng 82% so với năm 2023). Bên cạnh các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền, Cục Hóa chất đã áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất đối với 2 công ty và tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế đối với 1 công ty. Công tác thanh tra, kiểm tra còn phản ánh thực trạng cần lưu tâm khi số lượng hành vi vi phạm có xu hướng gia tăng. Phân tích chi tiết các hành vi vi phạm cho thấy những điểm yếu trong công tác quản lý an toàn hóa chất của doanh nghiệp; trong đó, vi phạm về huấn luyện an toàn chiếm tỉ lệ cao nhất với 22%, thể hiện qua việc không tổ chức huấn luyện định kỳ, nội dung huấn luyện không đầy đủ hay người huấn luyện không đạt tiêu chuẩn. Tiếp đến là các vi phạm về thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và kế hoạch/biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (chiếm 20%). Các vấn đề về Phiếu an toàn hóa chất cũng chiếm tới 12% tổng số vi phạm được phát hiện. Theo Cục Hóa chất, việc tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về vi phạm được xem là những giải pháp then chốt để có để tăng cường hiệu quả công tác quản lý về hóa chất trong thời gian tới. "Với tinh thần xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2025 tăng 30% số lượng so với năm 2024, Cục Hóa chất đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc tăng cường công tác quản lý nhà nước" - Cục Hóa chất nhấn mạnh. (Nguồn: Báo Người Lao Động)
1. Tìm hiểu về đường Dextrose monohydrate Với công thức hóa học là C6H12O6, đường này còn sở hữu các tên gọi khác là D-glucose, Dextrose, Dextrose powder. Dextrose thường được chiết xuất từ tinh bột (đặc biệt là từ ngô hoặc lúa mì), và nó là một trong những dạng glucose phổ biến nhất trong tự nhiên. Dextrose có mặt trong nhiều loại thực phẩm và có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là trong dược phẩm, thực phẩm, và thể thao. Đường Dextrose tồn tại dưới dạng bột màu trắng, dễ tan trong nước. 2. Công dụng của Dextrose monohydrate Đường Dextrose là một loại đường có nhiều tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống và được nhiều người tin tưởng sử dụng. Dưới đây là một số ứng dụng của loại đường này: 2.1. Trong Dược phẩm Dextrose là lựa chọn đầu tiên khi cần điều trị hạ đường huyết cấp (hạ đường huyết nặng), Dextrose được sử dụng trong các dung dịch truyền tĩnh mạch (IV) để cung cấp năng lượng nhanh chóng cho bệnh nhân, đặc biệt là khi họ không thể ăn uống bình thường hoặc khi có sự thiếu hụt glucose trong cơ thể. Dextrose được sử dụng làm tá dược trong sản xuất viên nén và thuốc dược phẩm khác, giúp cung cấp một nguồn năng lượng nhanh chóng cho cơ thể khi cần thiết. 2.2. Trong Thực phẩm Chất làm ngọt: Dextrose được sử dụng như một chất làm ngọt trong nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như kẹo, bánh ngọt, nước giải khát, và các sản phẩm dinh dưỡng. Chất ổn định và bảo quản thực phẩm: Dextrose có thể giúp cải thiện kết cấu và độ ổn định của thực phẩm. Nó cũng có khả năng làm giảm hoạt động của vi khuẩn, giúp kéo dài thời gian bảo quản của một số sản phẩm thực phẩm, như trong sản xuất mứt, siro, và một số sản phẩm chế biến từ trái cây. Cung cấp năng lượng nhanh cho vận động viên: Trong thể thao, dextrose thường được sử dụng trong các đồ uống thể thao hoặc các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng để cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng cho các vận động viên trong và sau khi luyện tập cường độ cao. 2.3. Trong Mỹ phẩm Chất dưỡng ẩm: Dextrose được sử dụng trong một số sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc da như kem dưỡng ẩm và sữa tắm. Vì có khả năng hút ẩm từ không khí, nó giúp giữ cho da luôn mềm mịn và ẩm. Cải thiện độ nhớt và kết cấu: Trong các sản phẩm mỹ phẩm dạng gel hoặc kem, dextrose cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh độ nhớt và tạo kết cấu mịn màng cho sản phẩm. 2.4. Trong Nông nghiệp Thức ăn cho gia súc và gia cầm: Dextrose đôi khi được thêm vào khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm để cung cấp năng lượng, đặc biệt là trong các giai đoạn tăng trưởng nhanh hoặc khi động vật bị bệnh, cần một nguồn năng lượng dễ dàng hấp thụ. 2.5. Công nghiệp chế biến thực phẩm Dextrose cũng được dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm để tạo ra một số sản phẩm như bánh mì, bia, và các sản phẩm lên men khác. Trong quá trình lên men, dextrose là nguồn năng lượng chính cho vi sinh vật, giúp tạo ra cồn hoặc các sản phẩm lên men khác. Chế biến thực phẩm đông lạnh: Dextrose có thể giúp cải thiện kết cấu của thực phẩm đông lạnh và ngăn chặn sự kết tinh của nước đá trong các sản phẩm đông lạnh như kem. 3. Bảo quản đường Dextrose monohydrate như thế nào? Để bảo quản đường Dextrose đúng cách và duy trì chất lượng, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng như độ ẩm, nhiệt độ, và ánh sáng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách bảo quản đường dextrose: Dextrose có khả năng hút ẩm từ không khí, nên cần bảo quản trong môi trường khô ráo để tránh tình trạng bị vón cục hoặc bị phân hủy. Nếu đường dextrose bị ẩm, nó có thể dễ dàng bị kết tủa hoặc thay đổi kết cấu, làm giảm chất lượng. Bao bì kín: Để tránh tiếp xúc với không khí và độ ẩm, đường dextrose nên được bảo quản trong bao bì kín, như túi nilon có khóa hoặc hộp đựng kín. Các bao bì này cần phải được đóng chặt sau khi sử dụng. Đường dextrose nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong khoảng 20–25°C. Tránh để đường tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, vì điều này có thể làm giảm chất lượng và khả năng sử dụng của sản phẩm. Tránh nhiệt độ lạnh quá mức: Không nên bảo quản dextrose trong tủ lạnh hoặc nơi có nhiệt độ quá lạnh. Tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn ánh sáng mạnh. Ánh sáng có thể gây phân hủy một phần các chất trong đường, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
1. Tổng quan về hoá chất công nghiệp Hoá chất công nghiệp là gì? Hóa chất công nghiệp về bản chất là hóa chất nhưng chúng được tạo ra thông qua các quy trình điều chế, sản xuất và ứng dụng nhiều trong công nghiệp với số lượng lớn. Tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể, các loại hoá chất này có thể mang lại lợi ích lớn cho việc sản xuất công nghiệp, nhưng cũng cần được sử dụng một cách an toàn và tuân thủ theo các quy trình nghiêm ngặt được quy định cụ thể để tránh các vấn đề về sức khỏe và môi trường. Những loại chất độc công nghiệp cần lưu ý Chất độc công nghiệp là những hoá chất có tính chất nguy hiểm cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ con người hơn so với hoá chất công nghiệp thông thường, khi xâm nhập vào cơ thể dù chỉ với một lượng rất nhỏ cũng có thể gây lên những tổn hại nghiêm trọng. Với những hoá chất có độc tính yếu, nồng độ dưới mức cho phép, cơ thể khoẻ mạnh thì có thể sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng với những hoá chất có độc tính vượt quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu, sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Bệnh do chất độc công nghiệp gây ra trong sản xuất được gọi là nhiễm độc nghề nghiệp. Hóa chất nguy hiểm gồm những loại sau: – Chất nổ: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp – Khí gas dễ cháy, khí gas không dễ cháy, khí gas không độc và độc hại – Các hóa chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy – Các hóa chất đặc dễ cháy: Các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy, các chất dễ tự bốc cháy, các hóa chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy – Các hóa chất oxy hóa: các hợp chất ô xít hữu cơ – Các chất độc hại, các chất lây nhiễm – Các chất phóng xạ – Các chất ăn mòn – Các hóa chất nguy hiểm khác Thực trạng ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Chủng loại, cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước trong một số lĩnh vực (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, săm lốp, sơn thông dụng, sản phẩm tẩy rửa) và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hóa chất còn giữ một vai trò quan trong những ngành công nghiệp nền tảng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng. Nhìn chung, Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển tích cực, tuy nhiên vẫn còn những điểm hạn chế cần nỗ lực cải thiện. Ngành chủ yếu cung cấp được một số sản phẩm thông dụng, chưa sản xuất được các sản phẩm hóa chất có yêu cầu kỹ thuật cao, nhiều loại nguyên liệu và sản phẩm hóa chất còn phụ thuộc vào nhập khẩu từ các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, cũng đã có sự tăng cường trong việc xuất khẩu một số sản phẩm hóa chất của Việt Nam sang các thị trường khác. Mặc dù đã có sự cải thiện, nhưng vấn đề về chất lượng và an toàn của sản phẩm hóa chất vẫn là một thách thức đối với ngành công nghiệp này tại Việt Nam. Còn nhiều cơ sở nhỏ lẻ, lạc hậu, chưa chú trọng đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ, sản phẩm kém tính cạnh tranh. Vấn đề an toàn hoá chất chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến những hệ luỵ về sức khoẻ con người và môi trường. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại, không chào đón tại một số địa phương và cộng đồng dân cư. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã và đang thúc đẩy các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp hóa chất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành này. 2. Những điều cần biết để làm việc với hoá chất công nghiệp an toàn hơn Biển cảnh báo hoá chất Biển cảnh báo hoá chất bao gồm cả những nội quy an toàn chung mà bất kỳ cá nhân nào cũng phải tuân thủ. Phổ biến nhất phải kể đến bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất – MSDS: Material Safety Data Sheet là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể. Nó còn đưa ra các quy định và các trình tự làm việc một cách an toàn hay cách xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng bởi hóa chất. Nó được đưa ra để phục vụ cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó. Tuy nhiên, không phải bất cứ hàng hóa nào cũng cần đến giấy chứng nhận MSDS. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất thường được yêu cầu cung cấp khi hàng hóa mang tính nguy hiểm, nhất là dễ cháy nổ. Ngoài ra, các sản phẩm dạng bột như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đôi khi cũng cần thực hiện giấy chứng nhận MSDS để kiểm tra về độ an toàn với người sử dụng. Ngoài ra, các biển quảng cáo với các ký hiệu, hình ảnh, hoặc từ ngữ để chỉ ra loại hoá chất cụ thể mà người lao động cần phải lưu ý khi tiếp xúc hoặc gần khu vực đó cũng phải được sử dụng đúng theo quy định. Mục đích của biển cảnh báo hoá chất độc hại là để bảo vệ sức khỏe và an toàn của cộng đồng bằng cách giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc không mong muốn với các chất độc hại này. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn 1.Luôn luôn sử dụng đồ bảo hộ và kiểm tra chúng cẩn thận trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Không dùng những bộ đồ bảo hộ đã quá cũ, bị hỏng, rách vì chúng sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ. 2. Ghi nhãn, phân loại hoá chất đúng quy định theo thứ tự và mức độ nguy hại. 3. Những người làm việc trực tiếp với hoá chất như sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại phải được tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 4. Tuân thủ các quy định đã được ban hành và thực hiện nhiệm vụ như đã được đào tạo. 5. Tìm hiểu về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp để biết cách sơ tán, biết cách báo cáo khẩn cấp và cách để đối phó với hỏa hoạn và sự cố rò rỉ, cũng như biết cách sơ cấp cứu khi có người bị thương trong các sự cố. 6.Hãy thận trọng và lên kế hoạch trước. Hãy chuẩn bị kịch bản cho những tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình làm việc. 7. Lưu trữ tất cả nguyên vật liệu theo đúng nguyên tắc, tách riêng những vật liệu dễ kết hợp với nhau gây cháy nổ, và lưu trữ đúng chỉ dẫn. 8.Xem kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn của vật liệu trước khi sử dụng bất cứ vật liệu nào để chắc chắn rằng bạn biết được tính chất cũng như các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa. 9. Đảm bảo hoá chất được chứa trong thùng thích hợp và đã được dán ở mọi thùng chứa. Hạn chế sử dụng hóa chất khi không biết nhãn hiệu. Báo cáo với cấp trên nếu gặp tình trạng các thùng chứa bị hỏng hay nhãn trên thùng không đọc được. 10. Giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ. Sau khi tiếp xúc với bất kỳ hóa chất nào, hãy rửa với xà phòng và nước. Lau chùi bề mặt nơi làm việc ít nhất một lần trong ca làm việc để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm. 11. Sử dụng hóa chất đúng mục đích. 12. Không được ăn uống, sử dụng mỹ phẩm hay sờ lên mặt, lên mắt khi đang làm việc với hóa chất. Huấn luyện an toàn hoá chất Nếu vấn đề an toàn khi sử dụng hoá chất công nghiệp không được chú trọng, thì người chịu hậu quả đậu tiên chính là những người làm việc với những hoá chất này. Đặc biệt đối với những hoá chất độc hại và có tình nguy hiểm cao như các axit đặc, kiềm đặc và loãng, chì.. thì mức độ ảnh hưởng càng trở nên nặng nề hơn. Các chất độc sẽ từ từ ngấm vào cơ thể, qua thời gian khi độc tố vượt quá khả năng tự đào thải của cơ thể thì sẽ sinh ra rất nhiều loại bệnh tật khác nhau liên quan đến hô hấp và chức năng của các cơ quan khác. Không chỉ thế, khi làm việc dưới môi trường không an toàn, hoá chất có thể bắn vào người gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng khác. Vì vậy, trước khi sản xuất, phân phối và sử dụng hoá chất, người lao động cần nắm rõ các kiến thức về an toàn hoá chất để bảo vệ cho chính mình và tránh những rủi ro không đáng có. Tại Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nêu rõ các công việc: trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất bắt buộc phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì người tham gia lao động liên quan đến hoá chất phải được kiếm soát nghiêm ngặt về an toàn lao động. Do đó, để giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và từng cá nhân nói riêng cần tham gia khoá học huấn luyện hoá chất để cập nhật kiến thức và bảo vệ chính mình. Như vậy, huấn luyện hoá chất và an toàn vệ sinh lao động không phải là việc nên làm nữa, mà là nghiệp vụ bắt buộc phải có cho những ai đang trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại.
Hóa chất công nghiệp là các chất hóa học được sản xuất để sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp. Các loại hóa chất này có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm khác nhau, bao gồm các sản phẩm tiêu dùng, thuốc, phân bón, vật liệu xây dựng, và nhiều sản phẩm công nghiệp khác. Các hóa chất công nghiệp có thể có tính chất độc hại hoặc nguy hiểm nếu không được sử dụng đúng cách. Do đó, việc sử dụng và xử lý các loại hóa chất này phải được thực hiện cẩn thận và tuân thủ các quy định an toàn lao động và môi trường được quy định bởi cơ quan chức năng.
BASF và những kỳ vọng mới ở Trung Quốc. Trước sức ép của khủng hoảng năng lượng, BASF đang cắt giảm quy mô sản xuất ở “sân nhà” châu Âu và lấy Trung Quốc làm trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng. Tập đoàn hóa chất khổng lồ BASF SE của Đức cho biết họ sẽ giảm quy mô vĩnh viễn ở châu Âu, làm dấy lên lo ngại về viễn cảnh “phi công nghiệp hóa” ở châu lục này khi tình trạng giá năng lượng cao trở nên cố hữu, theo tờ Wall Street Journal (Mỹ). Việc giá khí đốt tự nhiên trở nên đắt đỏ ở châu Âu theo sau xung đột Nga-Ukraine đã khiến vô số doanh nghiệp ở “lục địa già” điêu đứng. Làn sóng đóng cửa sản xuất và vỡ nợ ập đến với nhiều ngành công nghiệp, từ thép, nhôm đến sản xuất ô tô và thậm chí sản xuất giấy vệ sinh. Ngành công nghiệp hóa chất đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng vì đây là ngành cực kỳ thâm dụng khí đốt. Trong ngành này, khí đốt vừa tạo ra điện năng để vận hành máy móc, nhà xưởng, vừa làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các hóa chất phục vụ các ngành sản xuất khác như kem đánh răng, dược phẩm và ô tô. Sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch giá rẻ từ Nga, nay các nhà sản xuất châu Âu đã phải nhanh chóng điều chỉnh để thích ứng với tình hình giá năng lượng leo thang. Phải hành động ngay Nhận thức được thực tế rằng tình trạng giá năng lượng đắt đỏ sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách chuyển sản xuất sang các thị trường khác như Mỹ và Châu Á. “Các điều kiện khung đầy thách thức ở châu Âu gây nguy hiểm cho khả năng cạnh tranh quốc tế của các nhà sản xuất châu Âu, và buộc chúng tôi phải điều chỉnh cơ cấu chi phí của mình càng nhanh càng tốt và cho lâu dài”, Giám đốc Điều hành BASF Martin Brudermüller cho biết hôm 26/10. “Chúng tôi không thể như đà điểu vùi đầu vào cát và hy vọng rằng tình huống khó khăn này sẽ tự được giải quyết được”, ông nói. Trụ sở Tập đoàn hóa chất khổng lồ BASF SE ở Ludwigshafen, Tây Nam nước Đức. Ảnh: Rubber News BASF, một trong những công ty hóa chất lớn nhất thế giới có trụ sở tại Ludwigshafen ở Tây Nam nước Đức, cho biết giá năng lượng cao là một trong những thách thức chính đối với các nhà sản xuất châu Âu. Ông Brudermüller cho biết công ty của ông “phải hành động ngay bây giờ”. Công ty sẽ cắt giảm 500 triệu Euro chi phí hàng năm ở châu Âu cho đến năm 2024, tập trung vào việc tiết kiệm chi phí ở các đơn vị phi sản xuất trong các bộ phận điều hành, dịch vụ và R&D cũng như tại trụ sở công ty. Gã khổng lồ hóa chất Đức cho biết trong 9 tháng đầu năm nay, họ đã phải chi nhiều hơn 2,2 tỷ Euro cho khí đốt tại các cơ sở ở châu Âu so với cùng kỳ năm ngoái. “Giá khí đốt tự nhiên và giá điện tăng đáng kể trong năm nay đang gây áp lực lên các chuỗi giá trị hóa chất”, ông Brudermüller nói. Giá cổ phiếu BASF đã tăng 0,4% hôm 26/10. Nhưng từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của họ đã giảm 25%. Không còn như xưa Những thách thức khác khiến các nhà sản xuất ở châu Âu “đau đầu” bao gồm chi phí lao động cao, các quy tắc tuyển dụng cứng nhắc và các quy định nghiêm ngặt về môi trường. “Những bất định do số lượng lớn các quy định mà EU có kế hoạch áp dụng đang đè nặng lên ngành công nghiệp hóa chất”, Giám đốc Điều hành BASF cho biết. Giá khí đốt ở châu Âu có vẻ hạ nhiệt trong những tuần gần đây, với mức giảm khoảng 28% trong suốt một tuần, do thời tiết ấm hơn và các kho dự trữ khí đốt của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cũng đã được lấp đầy đến 93%, theo ước tính do hãng tư vấn năng lượng Rystad Energy (Na Uy) công bố hôm 26/10. Đường ống dẫn khí Nord Stream 2 ở Lubmin, Đức. Ảnh: NYT Tuy nhiên, giá khí đốt vẫn cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái và không có gì đảm bảo giá loại nhiên liệu hóa thạch này sẽ không tăng lên trong nay mai do những bất định mà bối cảnh địa chính trị hiện tại và biến đổi khí hậu có thể mang lại. Các chuyên gia và chính trị gia cảnh báo rằng các doanh nghiệp châu Âu phải sẵn sàng kế hoạch cho trường hợp giá cao hơn mới có thể tồn tại lâu dài. “Chúng ta không được tự đánh lừa mình: Mặt bằng giá vẫn còn cao và nó sẽ không giống như trước khi cuộc chiến của ông Putin bắt đầu”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo hôm 25/10. Trọng tâm chiến lược Giữa những rắc rối ở châu Âu, BASF và các công ty công nghiệp khác của Đức đã nỗ lực mở rộng sự hiện diện của họ ở Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Đức, bất chấp những lo ngại gia tăng ở Berlin về sự phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh. BASF đang đầu tư vào một tổ hợp sản xuất ở Trạm Giang, miền Nam Trung Quốc với số vốn dự kiến 10 tỷ Euro, công ty cho biết hồi tháng 9. Đây sẽ là tổ hợp sản xuất lớn thứ ba trên toàn cầu của công ty khi nó được hoàn thành vào năm 2030. Theo công ty Đức, Trung Quốc - thị trường hóa chất lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới - là trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng của họ. Nhà máy tại thành phố Trạm Giang - nằm trong tổ hợp sản xuất của BASF ở Trung Quốc - sản xuất 60.000 tấn hợp chất nhựa kỹ thuật hàng năm. Ảnh: Nikkei Asia Chính phủ Đức đã khuyến khích các doanh nghiệp duy trì sự hiện diện của họ ở Trung Quốc đồng thời đa dạng hóa bằng cách tăng cường tiếp xúc với các thị trường khác. Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ thăm Trung Quốc vào tuần tới. Ông Scholz sẽ là nhà lãnh đạo đầu tiên trong Nhóm 7 làm điều này kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu. BASF cho biết hôm 26/10 rằng doanh thu bán hàng của họ trong quý III đã tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập ròng trong quý III là 909 triệu Euro, so với khoảng 1,25 tỷ Euro của cùng kỳ năm trước đó. Gã khổng lồ hóa chất Đức cũng cho biết, họ đang bám sát triển vọng năm 2022, kỳ vọng doanh thu cả năm đạt 86-89 tỷ Euro. (Theo WSJ, Reuters, UPI)
Chính phủ yêu cầu tăng cường kiểm tra, không để tình trạng đầu cơ, găm hàng gây thiếu hụt xăng dầu Chính phủ ban hành Nghị quyết 130/NQ-CP, trong đó chỉ đạo Bộ Công Thương tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, tránh tình trạng đầu cơ gây thiếu hụt xăng dầu. Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở hoạt động không đúng quy định Chính phủ ban hành Nghị quyết 130/NQ-CP Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2022, trong đó nêu rõ thời gian tới, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, lạm phát tiếp tục ở mức cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ổn định tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, lương thực, gia tăng khả năng suy thoái kinh tế; cạnh tranh chiến lược và xung đột quân sự tại một số khu vực tiếp tục gay gắt... Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi, dễ phát sinh những vấn đề khó lường, phức tạp, chưa có tiền lệ. Nền kinh tế tiếp tục phục hồi tích cực nhưng tăng trưởng có khả năng khó khăn hơn trong quý IV năm 2022 và năm 2023. Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2022. Trong đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp, chương trình cụ thể để hỗ trợ thông tin, kết nối thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) để tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam. Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp đầu mối, cơ sở bán lẻ không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng gây thiếu hụt xăng dầu - Ảnh: VGP Đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu, thúc đẩy tiêu dùng. Tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp đầu mối, cơ sở bán lẻ xăng dầu, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, hoạt động không đúng quy định, thiếu hụt xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ. Cùng Bộ Tài chính, các cơ quan, địa phương liên quan tăng cường quản lý thị trường, giá cả, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Quốc phòng theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn cung, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong và ngoài nước để có giải pháp điều tiết sản xuất trong nước phù hợp; phối hợp lực lượng kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu, biên giới để tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình xuất nhập khẩu thịt lợn, tránh phát sinh và lây lan dịch bệnh. Khẩn trương hoàn thiện phương án xử lý 7/12 doanh nghiệp, dự án kém hiệu quả Tại Nghị quyết số 130/NQ-CP, Chính phủ cũng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện phương án xử lý đối với 7/12 doanh nghiệp, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả còn lại; trước mắt hoàn thiện ngay phương án xử lý 3 dự án của Tập đoàn Hóa chất theo kết luận của Ban cán sự đảng Chính phủ tại cuộc họp ngày 20/9/2022 để báo cáo Bộ Chính trị, khẩn trương đề xuất Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/10/2022 phương án xử lý dứt điểm, rõ ràng, cụ thể đối với Dự án khai thác tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa, Nhà máy Gang thép Lào Cai theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo tại Thông báo số 97/TB-VPCP ngày 29/8/2022 của Văn phòng Chính phủ. Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện phương án xử lý 7/12 doanh nghiệp, dự án kém hiệu quả - Ảnh VGP Chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty nghiên cứu, đầu tư các dự án lớn, có tác động lan tỏa phát triển kinh tế địa phương và cả nước. Tập trung chỉ đạo, hoàn thiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm (giai đoạn 2021 - 2025) của các tập đoàn, tổng công ty thuộc phạm vi quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả, đúng quy định. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát Các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng chống dịch COVID-19 (2022-2023), không để dịch bùng phát trở lại. Theo dõi chặt chẽ các dịch bệnh mới phát sinh để có giải pháp ứng phó hiệu quả, không để "dịch chồng dịch". Kịp thời khắc phục cho được tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế ở một số bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh. Theo dõi sát tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh; chủ động, nắm chắc tình hình thị trường, cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả bảo đảm ổn định thị trường, giá cả, nhất là đối với hàng hóa thiết yếu, trong đó lưu ý các địa bàn chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. Các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan liên quan nghiên cứu phương án, lộ trình tăng giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục... phù hợp trên cơ sở cân nhắc, đánh giá đầy đủ tác động đến lạm phát, người dân. Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược; đẩy mạnh việc rà soát, triển khai các giải pháp cụ thể, thiết thực và tạo đột phá mạnh mẽ nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch cải cách hành chính, chuyển đổi số năm 2022. Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy hoạch theo quy định, trong đó các bộ, cơ quan liên quan sớm cho ý kiến đối với các quy hoạch để các địa phương có cơ sở hoàn thiện, trình thẩm định và trình phê duyệt bảo đảm tiến độ theo đúng kế hoạch tại văn bản số 760/TTg-CN ngày 31/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, cơ quan khẩn trương xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn trong triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia đang gặp vướng mắc tại các địa phương. Quan tâm thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân, người lao động, doanh nghiệp; rà soát các chính sách đang thực hiện để đánh giá, đề xuất cấp có thẩm quyền việc kéo dài hoặc điều chỉnh phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 mà Bộ Công Thương trình và đã được Chính phủ phê duyệt có thể thấy rõ nét những định hướng phát triển ngành công nghiệp hóa chất trong thời gian tới. Bước chuyển mình Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Công nghiệp hóa chất Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể. Chủng loại, cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước trong một số lĩnh vực (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, săm lốp, sơn thông dụng, sản phẩm tẩy rửa) và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác. Hầu hết các dự án trong 10 năm trở lại đây như các tổ hợp hoá dầu Nghi Sơn, Long Sơn, Hyosung, khí công nghiệp Airliquid, Messer, săm lốp ô tô Brigestone, Sailoon, Kumho, các nhà máy phân bón, hoá chất thuộc PVN, Vinachem, TKV đều sử dụng công nghệ tiên tiến, tương đương với trình độ khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp lâu năm cũng đã chú trọng tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật, cách thức sản xuất mới và thu được những hiệu quả rõ rệt. Công ty cổ phần Sơn Nishu đã tiến hành thay thế công thức sản phẩm, đầu tư mới thiết bị, giảm thiểu các yếu tố khó phân hủy trong môi trường. Công ty cổ phần Hóa chất cơ bản Miền Nam và Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì đã ứng dụng công nghệ điện phân xút-clo màng trao đổi ion. Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, Công ty cổ phần Cao su Miền Nam đã đầu tư và đưa nhà máy lốp xe tải radial và đặc biệt, tổ chức sản xuất loại lốp ô tô đặc chủng cho xe siêu tải trọng, loại sản phẩm này có giá trị sản xuất công nghiệp cao, tiềm năng khai thác ở thị trường trong nước và xuất khẩu rất lớn. Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã triển khai công trình chuyển đổi công nghệ sản xuất axit sunphuric từ tiếp xúc đơn, hấp thụ một lần sang công nghệ tiếp xúc kép, hấp thụ hai lần… Các Công ty đã khẳng định được lợi ích nhiều mặt khi áp dụng công nghệ mới, hiện đại, thiết bị tiên tiến, điều khiển tự động, không những hiệu quả sản xuất tăng, định mức tiêu hao nguyên liệu giảm, mà các yếu tố an toàn, bảo vệ môi trường cũng được nâng cao. Chiến lược đến năm 2030 tầm nhìn 2040 Theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 mà Bộ Công Thương trình và đã được Chính phủ phê duyệt có thể thấy rõ nét những định hướng phát triển ngành công nghiệp hóa chất trong thời gian tới. Một mặt, xây dựng ngành công nghiệp hóa chất theo hướng hiện đại với cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; hình thành chuỗi giá trị, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam và khu vực. Mặt khác, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn. Bằng cách áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững và kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị theo 4 khía cạnh chính: Tạo doanh thu, nâng cao thương hiệu, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro. Đây là lý do mà phát triển các tổ hợp hoá chất tập trung, trung tâm logistics về hoá chất được coi là giải pháp đột phá trong Chiến lược phát triển ngành. Các khu công nghiệp hoá chất tập trung sẽ thu hút các dự án sản xuất hóa chất và các dự án sử dụng hóa chất để sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp khác. Các sản phẩm và chất thải của nhà máy này trở thành nguyên liệu của nhà máy khác trong tổ hợp, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đồng thời nhờ đó hình thành được mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo ra chuỗi giá trị gia tăng trong toàn ngành. Các Khu công nghiệp hóa chất tập trung được định hướng xây dựng tại các địa điểm vị trí địa - kinh tế, chính trị thuận lợi, có lợi thế về nguồn nguyên liệu, cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dịch vụ cho người lao động, dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa…, có hệ thống quản lý, giám sát để đảm bảo các yêu cầu về an toàn, môi trường. Nhiều quốc gia phát triển tại châu Âu và tại các châu lục khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ…) đã rất thành công với mô hình này. Việc hình thành các khu công nghiệp hoá chất tập trung sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo động lực cho phát triển công nghiệp hóa chất. Hiện nay, bước đầu đã có 5 địa phương là Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bình Thuận rất ủng hộ, và chủ trương thu hút xây dựng các khu công nghiệp hoá chất tập trung tại địa phương. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất xây dựng khung khổ pháp luật, xây dựng các chính sách hỗ trợ đủ mạnh làm tiền đề cho ngành công nghiệp hóa chất phát triển thành ngành công nghiệp nền tảng hiện đại. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 đề cập cụ thể, công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển theo hướng là một ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại với cơ cấu ngành tương đối hoàn chỉnh gồm 10 phân ngành: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa dược, hóa dầu, hóa chất cơ bản (gồm cả tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp), các sản phẩm cao su, điện hóa, chất tẩy rửa, sơn - mực in, khí công nghiệp. Trong đó tập trung vào chiến lược phát triển một số phân ngành trọng điểm: hóa chất cơ bản, hóa dầu, cao su kỹ thuật, hóa dược và phân bón. Nguồn: Tạp chí Công Thương điện tử
Giá polysilicon tại Trung Quốc ngày 7/7 là 256.666 nhân dân tệ/tấn (38.290 USD/tấn), tăng gần 7% so với ngày trước đó. Tin tức liên quan Giá polysilicon, hóa chất trong sản xuất điện tử và quang điện mặt trời, tại Trung Quốc ngày 7/7 là 256.666 nhân dân tệ/tấn (38.290 USD/tấn), tăng gần 7% so với ngày trước đó. Giá mặt hàng này liên tục tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Hiện giá cao hơn đầu tháng 4 khoảng 28%. Diễn biến giá polysilicon tại Trung Quốc. Nguồn: Sunsirs Trong khi đó, giá phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón giảm hoặc đi ngang. Cụ thể, giá lưu huỳnh giảm 3% so với ngày trước đó và ở mức 3.166 nhân dân tệ/tấn (472 USD/tấn). Giá mặt hàng này liên tục giảm từ ngày 19/6 và hiện thấp hơn đỉnh khoảng 21%. Giá ure giảm khoảng 0,3% xuống còn 2.884 nhân dân tệ/tấn (430 USD/tấn). Từ đầu tháng 7 đến nay, giá ure giảm hơn 7%. Trong khi đó, giá DAP giữ nguyên so với ngày 6/7 và giao dịch ở 4.700 nhân dân tệ/tấn (701 USD/tấn). Giá photpho vàng giữ nguyên với 35.000 USD/tấn (5.220 USD/tấn). Giá mặt hàng này lao dốc từ ngày 3/7 và hiện thấp hơn đỉnh khoảng 8%. Về thị trường trong nước, theo 2Nông, giá các loại phân bón vẫn giữ nguyên so với ngày trước đó. SA Nhật tại Gia Lai là 450.000 đồng/bao 50 kg. Giá DAP Đình Vũ tại An Giang là 1,12 triệu đồng/bao 50 kg. Kali bột Canada tại Hà Nội là 860.000 đồng/bao 50 kg. Kali bột Hà Anh tại Hà Nội là 855.000 đồng/bao 50 kg. Ure Cà Mau tại An Giang là 785.000 đồng/bao 50 kg. Diễn biến giá kali bột Hà Anh tại Hà Nội. Nguồn: 2Nông
Theo Cục Hóa chất Bộ Công Thương, Methanol là hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Cồn công nghiệp là hóa chất nguy hiểm nhưng không thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp và Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Cụ thể, đối với sản xuất Methanol phải đáp ứng và duy trì các điều kiện về sản xuất hóa chất hạn chế, bao gồm các điều kiện về nhà xưởng, kho chứa, công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì, bảo quản, xây dựng kế hoạch, biện pháp, huấn luyện an toàn hóa chất...; Được Bộ Công Thương cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Việc sản xuất phải thực hiện quy định về phân loại, ghi nhãn, lập phiếu an toàn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường. Đối với nhập khẩu Methanol, doanh nghiệp, tổ chức phải thực hiện khai báo hóa chất trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn/) trước khi thông quan. Thực hiện quy định về phân loại, ghi nhãn, xây dựng phiếu an toàn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng Methanol phải tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất Quá trình kinh doanh Methanol, phải đáp ứng và duy trì các điều kiện về kinh doanh hóa chất hạn chế; Được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế. Thực hiện quy định về kiểm soát hóa chất hạn chế theo Điều 17 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, theo đó chỉ được bán hóa chất hạn chế cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh hóa chất hạn chế theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP; Thực hiện quy định về kiểm soát mua, bán hóa chất độc theo quy định tại Phụ lục 4 mẫu phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương và tại Điều 23 Luật Hóa chất. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng Methanol phải tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất tại Chương V Luật Hóa chất, trong đó có quy định không được sử dụng các hóa chất độc trong các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm. Đối với cồn công nghiệp, việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dựng cũng phải đáp ứng và duy trì các điều kiện về sản xuất hóa chất nguy hiểm, bao gồm các điều kiện về nhà xưởng, kho chứa, công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì, bảo quản, xây dựng Biện pháp, huấn luyện an toàn hóa chất...; Thực hiện quy định về phân loại, ghi nhãn, lập phiếu an toàn hóa chất trước khi đưa cồn công nghiệp vào sử dụng, lưu thông trên thị trường. Thực hiện quy định về phân loại, ghi nhãn, xây dựng phiếu an toàn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường. Đáp ứng và duy trì các điều kiện về kinh doanh hóa chất; . Tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất tại Chương V Luật Hóa chất, trong đó có quy định không được sử dụng các hóa chất độc trong các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm. Cũng theo Cục Hóa chất, đến thời điểm hiện tại, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tất cả các khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng Methanol, ethanol đều đã được kiểm soát. Cục Hóa chất cho rằng, số liệu báo cáo hàng năm trên Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia (http://www.chemicaldata.gov.vn/cms.xc) là căn cứ để các cơ quan quản lý tiến hành công tác hậu kiểm. Với các quy định nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân tuân thủ nghiêm túc sẽ đảm bảo Methanol không bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Cụ thể, theo quy định của pháp luật, sử dụng methanol trong sản xuất rượu là hành vi thuộc nhóm các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo điểm b khoản 5 Điều 5 Luật an toàn thực phẩm năm 2010, một trong những hành vi bị cấm trong an toàn thực phẩm là: sản xuất, kinh doanh “Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép” và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Chế tài xử lý các hành vi vi phạm này được quy định Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Điều 224 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Trước đó, ngày 28/3/2017, Bộ Công Thương đã ban hành chỉ thị tăng cường quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm. Trong đó, chỉ thị nhấn mạnh vào công tác quản lý đối với cồn công nghiệp, hóa chất và methanol. Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn xuất hiện nhiều vụ ngộ độc khi sử dụng rượu pha chế từ cồn công nghiệp, không đảm bảo QCVN 6-3:2010/BYT về cồn được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định “Bộ Công Thương, Bộ Y tế, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm” tại khoản 3 Điều 20 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Để thực hiện nhiệm vụ này cần phối hợp với các Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan thành lập 02 Đoàn kiểm tra về hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, cồn công nghiệp, methanol và các hóa chất có nguy cơ bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm đặc biệt là pha chế rượu. Từ đó, Bộ Công Thương đã đề xuất với Chính phủ các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, làm cơ sở để chuyển hóa chất methanol từ Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện sang Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp có mức độ nghiêm ngặt về quản lý, yêu cầu về an toàn cao hơn tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP . Nguồn: Tạp chí Công Thương
Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Trong sản xuất cần có một quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tốt để đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm không có lỗi và đáp ứng được nhu cầu của họ. Khi quá trình này diễn ra không đúng, nó có thể khiến việc tiêu thụ hàng hóa bị tổn thất nặng nề. Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm là một tập hợp các giai đoạn được tuân thủ để đảm bảo rằng các sản phẩm được cung cấp bởi một nhóm là “phù hợp với mục đích”. Quy trình bao gồm 4 bước: Bước 1: Hoạch định chất lượng Bước 2: Đảm bảo chất lượng Bước 3: Kiểm soát chất lượng Bước 4: Cải tiến chất lượng Bước 1 – Hoạch định chất lượng (QP – Quality Planning) Hoạch định chất lượng là bước khởi đầu trong quy trình quản lý chất lượng. Quality Planning là một hoạt động xác định mục tiêu và các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu về chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ của hoạch định chất lượng là: Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hóa dịch vụ, từ đó xác định các yêu cầu về chất lượng, các thông số kĩ thuật của sản phẩm dịch vụ và thiết kế sản phẩm dịch vụ. Xác định chính sách và mục tiêu chất lượng Chuyển kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp Hoạch định chất lượng được đặc biệt chú trọng trong các giai đoạn tiền sản xuất. Lý do chủ yếu là do các lỗi phát sinh có thể dễ dàng được phát hiện và loại từ sớm bằng các biện pháp thích hợp. Và trong các giai đoạn tiền sản xuất này, chi phí loại bỏ các sai sót đó bằng một phần nhỏ so với chi phí loại bỏ lỗi phát sinh trong hoặc sau quá trình sản xuất. Bước 2 – Đảm bảo chất lượng (QA – Quality Assurance) Quality Assurance là hệ thống các công việc tập trung vào nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng của quy trình sản xuất của công ty theo một chuẩn mực chất lượng. QA sẽ quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng trong tất cả các giai đoạn từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế … cho đến khâu sản xuất ra sản phẩm cuối cùng và bán hàng, tiêu thụ trên thị trường. Công việc của bộ phận QA trong các nhà máy: Thiết lập, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng (tiêu chuẩn ASME, tiêu chuẩn ISO…) cho doanh nghiệp, bao gồm: sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất lượng, các quy trình – hướng dẫn công việc cụ thể, các biểu mẫu quản lý chất lượng. Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp hàng năm. Cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới và làm mới hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp theo yêu cầu của thị trường. Phối hợp với QC triển khai – giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Phối hợp với bộ phận sản xuất, giới thiệu sản phẩm – tiêu chuẩn chất lượng khi có khách hàng đánh giá doanh nghiệp. Tham gia đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Quản lý hồ sơ và các chứng nhận theo quy trình quy định. Thực hiện việc đánh giá các đơn vị cung cấp, nhà thầu phụ của doanh nghiệp… Không ít người nhầm lẫn giữa khái niệm về QA và QC, do cả 2 lĩnh vực này đều liên quan đến quản lý chất lượng. Tuy nhiên, trên thực thế hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể tham khảo bài viết chuyên sâu: Sự khác biệt giữa QA và QC để tìm hiểu về hai khái niệm này. Bước 3 – Kiểm soát chất lượng (QC – Quality Control) Hoạt động Kiểm soát chất lượng được thực hiện dưới các cuộc kiểm tra và thử nghiệm nhằm kiểm tra sản phẩm có đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật hoặc các yêu cầu được đặt ra hay không. Quy trình kiểm soát chất lượng bao gồm các bước: IQC, PQC, OQC: Kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC) Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, lựa chọn những vật liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn, loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng Khi các nguyên liệu được đưa vào quá trình sản xuất cần theo dõi đầu vào cũng như cách sử dụng những nguyên vật liệu này Giải quyết những vấn đề phát sinh với các nhà cung cấp, đánh giá các nhà cung ứng sản phẩm Kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC) Giải quyết những yêu cầu cũng như những khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm Phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu Kiểm soát chất lượng đầu ra (QQC) Thiết lập những tiêu chuẩn về việc đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành Trực tiếp là người kiểm tra, đánh giá chất lượng cũng như đưa ra những quyết định về việc có thông qua sản phẩm hay không Tiến hành thu thập cũng như phân loại những sản phẩm hàng lỗi, sau đó sẽ gửi yêu cầu về việc điều chỉnh lại qua bộ phận PQC Cùng bộ phận IQC và PQC tham gia vào việc giải quyết những khiếu nại từ phía khách hàng Kiểm soát chất lượng sản phẩm (QC) là yếu tố cần thiết để đảm bảo sản phẩm được duy trì hoặc cải thiện tốt hơn. Bạn có thể tìm thấy nội dung của quy trình kiểm soát chất lượng (IQC, PQC, OQC) tại đây Bước 4 – Cải tiến chất lượng (QI – Quality Improvement) Cải tiến chất lượng là những hoạt động được tiến hành trong toàn tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng của tổ chức đó. Theo Masaaki Imai, “Cải tiến chất lượng có nghĩa là nỗ lực không ngừng nhằm không những duy trì mà còn nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm”. Mục đích cuối cùng của cải tiến chất lượng là đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn. Để hoạt động quản lý chất lượng có hiệu quả, cần nghiên cứu xem xét mối tương quan và tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Có hai phương cách khác hẳn nhau để đạt được bước tiến triển về chất lượng trong các công ty: phương cách cải tiến từ từ (cải tiến) và phương cách nhảy vọt (đổi mới). Hai phương cách này có những khác biệt chủ yếu như sau : Nội dung so sánh Cải tiến Đổi mới Hiệu quả Dài hạn, có tính chất lâu dài, không tác động đột ngột. Ngắn hạn, tác động đột ngột. Tốc độ Những bước đi nhỏ Những bước đi lớn. Khung thời gian Liên tục và tăng lên dần Gián đoạn và không tăng dần Thay đổi Từ từ và liên tục Thình lình và hay thay đổi Liên quan Tất cả mọi người trong tổ chức Chọn lựa vài người xuất sắc Cách tiến hành Nỗ lực tập thể, có hệ thống Ý kiến và nỗ lực cá nhân Cách thức Duy trì và cải tiến Phá bỏ và xây dựng lại Tính chất Kĩ thuật hiện tại Đột phá kĩ thuật mới, sáng kiến và lí thuyết mới Các đòi hỏi thực tế Đầu tư ít nhưng cần nỗ lực lớn để duy trì Cần đầu tư lớn nhưng ít nỗ lực Hướng nỗ lực Vào con người Vào công nghệ Tiêu chuẩn đánh giá Quá trình và cố gắng để có kết quả tốt hơn Kết quả nhằm vào lợi nhuận Lợi thế Có thể đạt kết quả tốt với nền kinh tế phát triển chậm Thích hợp hơn với nền công nghiệp phát triển nhanh Lợi ích của việc thiết lập và áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm Khách hàng mong đợi và yêu cầu các sản phẩm chất lượng cao. Khi thiết lập được quy trình quản lý chất lượng sản phẩm chuẩn doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích sau Gia tăng sự trung thành của khách hàng Duy trì nguồn khách hàng thường xuyên Duy trì hoặc cải thiện vị thế của bạn trên thị trường Giảm rủi hàng kém chất lượng Các nhà sản xuất có quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt ít có khả năng phải đối mặt với việc thu hồi sản phẩm hoặc khiến nguồn hàng bị rủi ro từ các sản phẩm không được sản xuất. Chi phí liên quan đến những lần thu hồi này có thể cao. Minh chứng rõ ràng nhất là khiếm khuyết gần đây tìm thấy trong túi khí Takata dẫn đến việc thu hồi ô tô lớn nhất trong lịch sử. Việc thu hồi này bao gồm gần 69 triệu máy lọc không khí Tổn thất việc thu hồi xe Takata, ước tính chi phí khoảng 7 đến 24 tỷ đô la. Việc thu hồi sẽ kéo dài cho đến cuối năm 2019 và phải mất đến năm 2020 mới có thể giải quyết xong. Những vấn đề nêu trên đã có thể ngăn ngừa được thông qua kiểm soát chất lượng trong từng quy trình sản xuất. Bạn có biết: Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất để tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó nếu như việc quản lý chất lượng sản phẩm tốt sẽ tạo ra những sản phẩm có lợi cho người dùng và giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao. Đâu là phương pháp để quản lý và cải tiến chất lượng hiệu quả? Đón đọc bài viết: 101 Điều cần biết về quản lý chất lượng để tìm kiếm câu trả lời. Các công cụ và phần mềm quản lý và cải tiến chất lượng hiệu quả: 1. Hệ thống và các công cụ quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM 7 Công cụ quản lý chất lượng (7 QC Tools) 7 Công cụ quản lý chất lượng mới (7 New Tools) 2. Công cụ cải tiến chất lượng 6 sigma Kaizen PDCA 3. Hệ thống phần mềm hỗ trợ quản lý chất lượng hiệu quả Quản lý chất lượng là một trong những module cốt lõi và quan trọng bên trong phần mềm MES – giải pháp quản lý điều hành thực thi sản xuất tại các khu vực nhà máy. MES tạo ra một chu trình quản lý sản xuất chặt chẽ và khép kín, điều này nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát tối ưu.
BASF-“Người khổng lồ” ngành hóa chất của Đức ngày 21/12 cho biết đã đồng ý bán mảng kinh doanh hóa chất xây dựng với giá 3,17 tỷ euro (tương đương 3,5 tỷ USD) cho công ty đầu tư tư nhân Mỹ Lone Star. Biểu tượng của BASF. Ảnh: reuters Trong một tuyên bố, BASF cho biết thỏa thuận này dự kiến sẽ được hoàn tất vào quý III/2020 sau khi nhận được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý cạnh tranh. BASF nói rằng thỏa thuận sẽ cho phép công ty con của họ phát huy hết tiềm năng dưới sự điều hành của Lone Star – vốn đang sở hữu một số công ty khác trong lĩnh vực thiết bị xây dựng. Mảng hóa chất xây dựng của BASF chuyên cung cấp các sản phẩm cách nhiệt cho ngành xây dựng. Hiện doanh nghiệp này có hơn 7.000 nhân viên, hoạt động tại hơn 60 quốc gia và tạo ra doanh số khoảng 2,5 tỷ euro (khoảng 2,76 tỷ USD) trong năm 2018 cho BASF. Thỏa thuận nêu trên là một phần của kế hoạch tái tổ chức của BASF khi tập đoàn này đang chứng kiến doanh số và lợi nhuận đồng loạt giảm do tình trạng căng thẳng thương mại toàn cầu cùng những bất ổn kinh tế. Vào tháng 6/2019 tập đoàn thông báo sẽ cắt giảm 6.000 việc làm vào năm 2021 như là một phần của việc tái cấu trúc để tiết kiệm thêm 2 tỷ euro (2,2 tỷ USD) chi phí mỗi năm./.
Sản phẩm chất giảm nước trong phụ gia bê tông - chất giảm nước polycarboxylate, là một thế hệ sản phẩm phụ gia bê tông mới ở Việt Nam trong những năm gần đây và đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng của vòng đời công nghệ mới nổi của ngành công nghiệp. Chất giảm nước là phụ gia bê tông quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đường sắt cao tốc, tàu điện ngầm, sân bay, công trình thủy lợi, thủy điện, Nhiệt điện và các ngành xây dựng cơ sở hạ tầng khác. Chất siêu dẻo polycarboxylate dần dần được thị trường trong nước công nhận và chấp nhận vì tính bảo vệ môi trường và hiệu quả cao. Phụ gia siêu dẻo polycarboxylate (viết tắt là PCE) có thể cải thiện tính năng của bê tông và đáp ứng các yêu cầu về cường độ và độ bền của bê tông hiệu suất cao. Thứ hai, nó có thể tiết kiệm xi măng, cải thiện tỷ lệ sử dụng bã thải công nghiệp, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, chất siêu dẻo polycarboxylate cũng có những ưu điểm về tính năng của các thế hệ chất siêu dẻo trước đây, chẳng hạn như tỷ lệ giảm nước cực cao, duy trì độ sụt, thời gian chậm trễ, chi phí toàn diện thấp, v.v., đặc biệt thích hợp cho việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng quy mô lớn. các dự án. bê tông cường độ cao, bê tông chảy cao và bê tông tự lèn. Mặt khác, PCE được tổng hợp mà không có formaldehyde. So với phụ gia siêu dẻo gốc naphthalene thế hệ thứ hai, nó là một sản phẩm xanh không độc hại và không gây ô nhiễm, và có mức độ tự do lớn trong cấu trúc phân tử, cung cấp phạm vi tổng hợp và tạo hợp chất rộng hơn. thiết kế. Hiện tại, các nhà sản xuất chính của chất siêu dẻo polycarboxylate PCE bao gồm Nippon Shokubai, Japan Kao, Japan Takemoto Oil, Germany BASF Liquiment 5581F, Thụy Sĩ Sika, Hàn Quốc LG, v.v. Polyether monome là nguyên liệu chính của phụ gia siêu dẻo polycarboxylate. Từ năm 2005, một số doanh nghiệp trong nước dẫn đầu đã bắt đầu phát triển polyether monomer, nguyên liệu chính của phụ gia siêu dẻo polycarboxylate. Năm 2006, Aoke đưa ra một loại monome polyether hoạt tính cao mới. Sự phát triển và công nghiệp hóa thành công monomer này đã thúc đẩy rất nhiều sự phát triển của ngành công nghiệp polyether monome trong nước, đồng thời đưa công nghệ sản xuất polycarboxylate khử nước lên một tầm cao mới. , giá chủ đạo của phụ gia siêu dẻo polycarboxylate 40% hàm lượng rắn của phụ gia siêu dẻo polycarboxylate 100%. Các thương hiệu phụ gia siêu dẻo polycarboxylate ở nước ngoài hoặc các khu vực khác ở nước tôi: Sika , BASF Đức , Nippon Shokubai , Canada Fox Technology , American Grace , Tập đoàn Mapei của Ý, Forsler của Anh, Kao Nhật Bản, Gaotai của Pháp, các thương hiệu nội địa, Chất siêu dẻo axit polycarboxylate của Trung Quốc đã trải qua một quá trình nhanh chóng phát triển từ đầu, từ nhập khẩu tất cả sang sản xuất trong nước. Bao phủ cả nước, Quy trình chung của chuỗi ngành công nghiệp phụ gia siêu dẻo polycarboxylate là: tổng hợp polyether monome với ethylene oxide, tổng hợp rượu mẹ polycarboxylate siêu dẻo với polyether monomer và kết hợp rượu mẹ polycarboxylate thương mại với phụ gia Pha loãng, hỗn hợp và các phụ gia chức năng khác được kết hợp để sản xuất chất bơm hoặc phụ gia giảm nước hiệu suất cao, được cung cấp cho các trạm trộn bê tông thương phẩm ở hạ nguồn hoặc các đơn vị thi công.
Clo là một halogen, được tìm thấy trong bảng tuần hoàn ở nhóm 17. Là ion clorua, là một phần của muối thông thường và các hợp chất khác, nó có nhiều trong tự nhiên và cần thiết cho hầu hết các dạng sống, bao gồm cả con người. Ở dạng nguyên tố trong điều kiện tiêu chuẩn, clo là một chất oxy hóa mạnh và được sử dụng trong tẩy trắng và khử trùng, cũng như một chất phản ứng thiết yếu trong công nghiệp hóa chất. Là một chất khử trùng phổ biến, các hợp chất clo được sử dụng trong bể bơi để giữ cho chúng sạch sẽ và vệ sinh. Nó cũng được sử dụng để sản xuất chất dẻo, dung môi để giặt khô và tẩy dầu mỡ kim loại, dệt may, hóa chất nông nghiệp và dược phẩm, thuốc diệt côn trùng, thuốc nhuộm, sản phẩm tẩy rửa gia dụng, v.v. Chemical Properties: Appearance Pale Yellow-Green Gas Atomic Number 17 Atomic Weight 35.453 g/mol Block p Boiling Point -34.04 °C CAS Number 7782-50-5 Class 2.3 Crystal Structure Orthorhombic Density 3.2 g/l EINECS Number 231-959-5 Electron Configuration 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 Group 17 Ionization Energy 1251.2 KJ/mol Melting Point -101.5 °C NFPA 704 H-4,F-0,R-0,C-OXY Oxidation State 7,6,5,4,3,2,1,-1 PG NA Period 3 RTECS Number FO2100000 Symbol Cl Synonyms Chlorine Gas