Loading..
1. Phân loại hóa chất trước khi bảo quản Hóa chất có rất nhiều dòng, chủng loại với chức năng khác nhau. Tuy nhiên, theo công dụng thì hóa chất được chia làm hai loại chính là: Nhóm hóa chất thông dụng: Nhóm axit (nitric, sulffuric, clohidric…) Nhóm chất kiềm (kiềm natri, dung dịch amoniac, kiềm kali), Các loại muối như muối vô cơ, Nhóm bari oxit Các chất chỉ thị phenolphtalein (P.P), Methyl orange (M.O)… Nhóm đặc dụng: Đây là những nhóm hóa chất chuyên dùng cho các công việc cụ thể, nhất định. 2. Nguyên tắc bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm Để bảo quản hóa chất cũng như thiết bị dụng cụ thí nghiệm an toàn, đảm bảo chất lượng, bạn cần phải lưu ý những quy tắc như sau: Nhà kho bảo quản hóa chất phải trải qua sự kiểm duyệt về chất lượng nghiêm ngặt. Nhà kho phải có cấu trúc và cấu tạo thích hợp, chịu được lửa và nhiệt độ cao. Chất liệu tường, sàn nhà của nhà kho không gây phản ứng hóa học và không thấm chất lỏng. Ngoài ra, nhà kho phải được đặt ở vị trí xa khu nhà ở và những nơi có nguồn nước như suối, sông và các bể chứa nước cho nông nghiệp, khu dân cư. Với các hóa chất nguy hiểm, bạn chỉ nên đặt tại nơi làm việc một số lượng vừa đủ để sử dụng. Số lượng hóa chất còn lại cần phải bảo quản cẩn thận trong kho. Ngoài ra, kho chứa hóa chất phải được đảm bảo an toàn lao động cho người thủ kho, những người làm việc gần kho và không được gây ô nhiễm đến môi trường. Nơi cất giữ, bảo quản hóa chất và dụng cụ, thiết bị thí nghiệm khác cần phải khô ráo, tránh sự gia tăng đột ngột về nhiệt độ. Nếu nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến hóa chất. Thậm chí hóa chất sẽ bị phân hủy và thùng chứa có thể bị hư. Bạn cần đánh dấu ký hiệu cảnh báo nổi bật tại các nơi bảo quản hóa chất cho phòng thí nghiệm. Các ký hiệu này cần tuân thủ quy tắc của quốc gia theo đúng quy chuẩn màu sắc, hình học và hình tượng. Việc đảm bảo an ninh của kho hóa chất là rất quan trọng. Điều này sẽ ngăn chặn những kẻ xấu, kẻ trộm hoặc người không có thẩm quyền lạm dụng các hóa chất. Gần nhà kho cần trang bị các phòng rửa để mọi người có thể tiện lợi sử dụng. Các phòng rửa này cần phải có bể rửa, xà phòng và giấy, khăn lau. Ngoài ra, phòng này cũng cần có các lối ra khẩn cấp chịu được lửa. Cửa của phòng kho phải có kích cỡ phù hợp để dễ dàng vận chuyển hóa chất an toàn và thuận tiện. Bên cạnh đó, phòng kho bảo quản hóa chất cần có hệ thống thông gió, quạt thông gió tốt để hạn chế, làm loãng các lượng khí độc sinh ra trong kho. Nên trang bị bình cứu hỏa, các phương tiện phòng cháy và chữa cháy trong phòng thí nghiệm Phòng thí nghiệm cần có tủ đựng các loại hóa chất, tránh các bình, lọ đổ vỡ dẫn đến nguy hiểm và đặc biệt phải có bàn thí nghiệm trung tâm. Mỗi hóa chất cần được bảo quản trong lọ, chai hoặc vật đựng chuyên dụng. Ngoài ra, trên các chai cần phải có nhãn, hiệu để tránh sai sót, nhầm lẫn. Hóa chất cấm và nguy hiểm chỉ dành để nghiên cứu khoa học bắt buộc phải được lưu trữ tại kho chứa riêng biệt. Kho chứa hóa chất cấm và nguy hiểm cần được quy hoạch khu vực sắp xếp theo nhóm, tính chất của từng loại chất sao cho phù hợp. 3. Lựa chọn dụng cụ bảo quản cho từng loại hóa chất 3.1 Bảo quản acid Các chai axit nên được đặt tại các kệ thấp hoặc đựng trong các tự đựng axit riêng biệt để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, các loại axit nên được bảo quản tách biệt khỏi các nhóm chất có tính oxi hóa mạnh, các chất dễ cháy hoặc các chất có khả năng tạo ra khí độc khi tiếp xúc. Với các chất acid, bạn nên bảo quản trong các khay chống hóa chất. Các khay này có khả năng ngăn chặn sự cố rò rỉ hoặc tràn dung dịch từ thùng chứa. 3.2 Bảo quản Bazơ Chất hóa học bazơ cần phải bảo quản cách xa acid hoặc các chất tạo phản ứng mạnh mẽ khi kết hợp với loại hóa chất này. Ngoài ra, bạn cũng nên bảo quản bazơ ở cái kệ thấp hoặc các tủ đựng có thể chống ăn mòn. Bạn cũng nên sử dụng các khay chống hóa chất để bảo quản bazơ vì các khay chuyên dụng này có khả năng chứa bất kỳ sự rò rỉ hoặc sự cố tràn từ thùng chứa. 3.3 Bảo quản các chất có khả năng hình thành peroxide Đối với hóa chất có khả năng hình thành peroxide, bạn nên dùng loại hộp kín ánh sáng, ít tiếp xúc với nhiệt độ và không khí từ môi trường bên ngoài. Các dụng cụ này phải có tính tương thích với hóa chất tạo peroxide và có khả năng chống va đập. Môi trường lý tưởng để bảo quản dung dịch peroxide là nơi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ chất này kết tủa và đông tụ. 3.4 Bảo quản các chất háo nước hoặc có tính oxi hóa cao Đối với các chất có tính oxi hóa cao và rất háo nước, bạn nên bảo quản trong các bình, dụng cụ phù hợp với các chất này để tránh hóa chất tiếp xúc với không khí và làm thay đổi kết cấu, chất lượng. Các chất này cần được bảo quản cách xa các chất dễ bắt lửa, dễ cháy và các chất khử để hạn chế tuyệt đối khả năng cháy, nổ khi các hóa chất tiếp xúc với nhau. 3.5 Bảo quản các nhóm chất độc tính cao Bạn nên sử dụng các bình, chai thích hợp có gắn nhãn mác, ký hiệu rõ ràng với tên chất, thành phần và mức độ nguy hiểm để bảo quản các nhóm hóa chất có độc tính cao. Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng nhận biết và cẩn thận hơn khi sử dụng các loại chất này. Ngoài ra, các chất này phải được đặt ở một khu riêng biệt để không gây nhầm lẫn đáng tiếc khi sử dụng. . Các lưu ý cần nhớ trong quá trình quản lý hóa chất Khi quản lý và sử dụng các dụng cụ bảo quản hóa chất, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau: Không nên để các dụng cụ bảo quản các chất dễ gây cháy như benzen, axeton, cồn, xăng… ở gần nhau Bắt buộc phải có bình cứu hóa tại phòng thí nghiệm Các hóa chất phải có tem nhãn nhận biết để tránh nhầm lẫn Phải sử dụng những lọ đựng có nút nhám hoặc nút cao su, bên ngoài được tráng một lớp parafilm để bảo quản những chất dễ bay hơi và phản ứng với oxi Bạn nên bảo quản các chất có tính ăn mòn cao su như axit nitric và brom trong bình, lọ có nút thủy tinh. Các chất dễ cháy nên được bảo quản trong bình, tủ đựng chống ăn mòn và cháy nổ để đảm bảo an toàn Phải có danh sách số lượng và chất lượng của các các loại thuốc thử hiện có trong phòng thí nghiệm Thường xuyên báo cáo, theo dõi tình trạng hóa chất định kỳ theo tuần, tháng, quý, năm Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ những hóa chất quá thời hạn sử dụng, hư hỏng và bổ sung các loại hóa chất mới Từng loại, nhóm hóa chất phải có phương pháp bảo quản hợp lý Thiết lập hồ sơ, danh mục hóa chất cho từng loại, bao gồm các thông tin như: Tên, công thức, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng, các đặc tính và cách dùng… Đặc biệt, các hóa chất độc hại có thể gây nguy hiểm đến người dùng như như muối thủy ngân, muối xianua… cần phải đặt biệt cẩn trọng. Những chất này phải bảo quản trong tủ có khóa chắc chắn, cẩn thận.
HÓA CHẤT CHUẨN THÍ NGHIỆM Các phương pháp kiểm nghiệm bằng cảm tính như màu sắc, trạng thái, hình dạng đối với sản phẩm không chính xác. Do đó, ta cần phải dùng chất chuẩn để so sánh tình trạng của sản phẩm. Các ngành dược liệu, thực phẩm, môi trường, hóa phân tích, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y… đều rất cần chất chuẩn trong kiểm nghiệm phân tích sản phẩm của mình. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn 3 loại chuẩn. Còn chi tiết hơn đọc kéo xuống bên dưới để tìm hiểu sâu hơn về các loại chuẩn. Primary standard- Chất chuẩn gốc: chuẩn gốc được dùng để hiệu chuẩn thứ cấp, sử dụng trong thử nghiệm, kiểm nghiệm, phân tích hóa lý. Chuẩn gốc được thiết lập theo kiến nghị của ủy ban chuyên gia về kỹ thuật cho các chế phẩm dược phẩm. Secondary standard- chất chuẩn thứ cấp: là các chất chuẩn sinh học được chuẩn hóa bằng phương pháp phân tích có độ chính xác cao hoặc từ chất chuẩn gốc. Chuẩn thứ cấp dùng để cung ứng cho các phòng kiểm nghiệm dược, dùng để kiểm nghiệm, định lượng, định tính, đánh giá độ hoạt lực của thuốc, nguyên liệu và thành phẩm. Chuẩn cơ sở hay chuẩn của nhà sản xuất: là các chất được sản xuất và thiết lập bởi cơ sở hay nhà sản xuất theo các quy trình và các tiêu chí của cơ sở. Chất chuẩn cơ sở được tinh khiết hóa, mô tả đầy đủ và xác định rõ cấu trúc (MS, IR, UV, MNR). Chuẩn cơ sở thường được sử dụng cho các chất hóa học mới, chưa có chuyên luận. Những yêu cầu chung cho các hóa chất chuẩn Bởi bản thân là chất chuẩn nên phải đáp ứng các quy tắc khắc khe, thiết lập, bảo quản và phân phối… Để sản xuất chất chuẩn thì nguyên liệu đầu vào phải có độ tinh khiết cao, đối với các hợp chất hóa dược thì độ tinh khiết phải lớn hơn 95%. Chất chuẩn được lựa chọn từ các lô nguyên liệu sản xuất thuốc có chất lượng cao, đồng nhất và được lấy từ nhà cung cấp uy tín. Đánh giá chất chuẩn cần phải rất cẩn trọng, cân nhắc tất cả các số liệu được thu từ các phép thử, và nên áp dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau để kiểm chứng đối chiếu. Các nhà sản xuất chất chuẩn uy tín thường có một quy trình xây dựng chuẩn cụ thể, chặt chẽ. Các nhà sản xuất chuẩn uy tín như Sigma Aldrich, Merck, USP, Dr. Các chất chuẩn đối chiếu sử dụng trong phạm vi nào? Chuẩn đối chiếu được sử dụng trong các phương pháp: method validation, method verification, calibration, quality control, quality assurance, messurement uncertainty, nghiên cứu…. ISO có vai trò gì trong thiết lập chất chuẩn? ISO là tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa có tên tiếng Anh là International Organization for Standardization. ISO được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào 23/02/1947. Việt Nam gia nhập từ năm 1977, và trở thành thành viên thứ 71. Để xây dựng quy trình thiết lập và chứng nhận chất chuẩn, các đơn vị điều chế chất chuẩn chủ yếu dựa vào ba bộ ISO Guide 31, 34 và 35 làm cơ sở: ISO Guide 31(2000) cung cấp các chỉ dẫn cần thiết giúp nhà sản xuất chất chuẩn soạn thảo giấy chứng nhận phân tích một cách rõ ràng, ngắn gọn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. ISO guide 34(2000) đưa ra các yêu cầu mà nhà sản xuất cần phải đáp ứng, đồng thời hướng dẫn làm thế nào để đáp ứng các yêu cầu này. Nhìn chung, hướng dẫn này đưa ra các mô hình cho thử nghiệm tính đồng nhất, độ ổn định và xác định hàm lượng của nguyên liệu thử nghiệm. ISO 35( năm 2006) được xem như một ứng dụng của hướng dẫn xác định độ không đảm bảo đo (Guide to the Expression of Uncertainty in MeasuremenT – GUM). ISO Guide 35 hướng dẫn chi tiết về cách xác định độ không đảm bảo đo và và cách đánh giá độ đồng nhất lô, độ ổn định trong quá trình thiết lập chất chuẩn. Danh mục sản phẩm của chúng tôi gồm hơn 20.000 sản phẩm hóa chất chuẩn – thí nghiệm bao gồm các tiêu chuẩn về môi trường, hóa dầu, dược phẩm, chẩn đoán lâm sàng và độc dược, pháp y, thực phẩm và đồ uống, tiêu chuẩn GMO, mỹ phẩm, thú y và nhiều hơn nữa, cũng như các sản phẩm và dịch vụ OEM và các dịch vụ khác. Tất cả các nhà máy sản xuất tiêu chuẩn đều được công nhận tối thiểu là ISO / IEC 17025, ISO Guide 34 và ISO 17034, là mức chất lượng cao nhất có thể đạt được đối với các nhà sản xuất vật liệu tham chiếu( chất chuẩn). Hóa chất chuẩn dược điển Đặc trưng của chất chuẩn dược điển được đề cập trong phần giới thiệu của ISO Guide 34. Chúng được thiết lập và phân phối bởi HĐD Điển theo các nguyên tắc chung của ISO này. Chất chuẩn dược điển Đặc trưng của chất chuẩn dược điển được đề cập trong phần giới thiệu của ISO Guide 34. Chúng được thiết lập và phân phối bởi HĐD Điển theo các nguyên tắc chung của ISO này. Chuẩn Dược điển Quốc tế: Tổ chức y tế thế giới (WHO), cơ quan đặc biệt của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm chủ yếu về các vấn đề sức khỏe của cộng đồng quốc tế, ban hành Dược điển quốc tế với sự giúp đỡ của các tập đoàn đa quốc gia, họ cũng đã thiết lập các chất chuẩn quốc tế về sinh học và dược phẩm. Chuẩn Dược điển quốc tế là chuẩn gốc (primary) được thiết lập theo kiến nghị của ủy ban chuyên gia về kỹ thuật cho các chế phẩm dược phẩm của WHO. Chúng được sử dụng chủ yếu trong các thử nghiệm, phân tích hóa học và vật lý; được mô tả chi tiết trong Dược điển quốc tế hoặc các chuyên luận dự thảo. Chúng có thể dùng để hiệu chuẩn các chuẩn thứ cấp. Chuẩn Dược điển Châu Âu: Tổng cục Chất lượng Thuốc và Chăm sóc Sức khỏe Châu Âu EDQM (European Directorate for the Quality of Medicines and Health Care) cung cấp các chất chuẩn hóa học và sinh học cũng như phổ chuẩn trong các phép phân tích và kiểm tra. Các phép phân tích và kiểm tra này được thực hiện phù hợp với các phương pháp được ghi trong Dược điển châu Âu. Các chất chuẩn được chọn lọc đặc biệt và được thẩm định bởi Hội đồng Dược điển châu Âu. Chúng có thể được sử dụng cho các nghiên cứu cộng tác quốc tế. Chuẩn Dược điển Anh: Chuẩn Dược điển Anh được sản xuất để hỗ trợ cho các chuyên luận của Dược điển Anh (BP). Chúng chỉ được sử dụng cho các phép phân tích hóa học và thử nghiệm được mô tả trong Dược điển Anh, không thích hợp cho các mục đích khác như dùng cho người hay động vật. Chất chuẩn được đóng trong các đơn vị đóng gói đủ để thực hiện quy trình thử nghiệm. Các chuẩn này được thiết lập bởi các phòng thí nghiệm phù hợp với quy định, được thẩm định và cho phép sử dụng bởi các chuyên gia của Hội đồng Dược điển Anh. Chuẩn Dược điển Mỹ: Chuẩn USP dựa vào các chuyên luận có tính chất pháp lý trong USP và NF, các quy trình và tiêu chuẩn của Dược điển này bị quản lý bởi cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA). Chúng được công nhận ở Mỹ và những nước khác. Ngành công nghiệp dược phẩm và các phòng thí nghiệm FDA tham gia vào sự phát triển các chất chuẩn này thông qua các phòng thí nghiệm hợp tác. Các chất chuẩn USP được định nghĩa là “các mẫu của dược chất, tá dược, các tạp chất liên quan, các sản phẩm giáng hóa (degradation products), các thuốc thử phức tạp (compendial reagents) hợp chất sinh học, các chất định chuẩn hồng ngoại gần (near IR calibrators) và các chất định chuẩn vận hành (performance calibrators). Chuẩn Dược điển Nhật: Chất chuẩn được cung cấp bởi Viện quốc gia về Khoa học Vệ sinh. Đây là nơi sản xuất chất chuẩn dùng cho Hiệp hội Dược điển Nhật. Dược điển Việt nam có đề cập đến chất đối chiếu (Mục 2.5, Phụ lục 2, trang PL105), trong đó có quy định chính thức đơn vị phân phối là Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm Thuốc TP. HCM. Ngoài ra, các nguồn chất đối chiếu quốc tế, khu vực hay quốc gia khác được sử dụng theo quy định. Các loại chuẩn khác Hóa chất chuẩn gốc hay chuẩn sơ cấp (primary): Là các chất chuẩn được thẩm định đầy đủ và được thừa nhận rộng rãi, có chất lượng phù hợp trong điều kiện quy định và có giá trị được chấp nhận mà không phải so sánh với chất khác. Theo FDA: Chất chuẩn đối chiếu của USP-NF và các nguồn chính thức khác không cần phải qua thẩm định (chuẩn gốc) còn các chất chuẩn không từ các nguồn chính thức khác cần phải đạt được độ tinh khiết cao nhất có thể đạt được với nỗ lực hợp lý, và nó phải được xác định một cách đầy đủ để đảm bảo tính đồng nhất (identity), độ mạnh (strength), chất lượng (quality), độ tinh khiết (purity) và hiệu lực (potency). ICH Guide Q7 định nghĩa chất chuẩn gốc là một chất được đưa ra bởi 1 loạt các thử nghiệm phân tích để trở thành vật liệu đáng tin cậy có độ tinh khiết cao. Chất chuẩn này có thể: + Thu được từ nguồn được công nhận chính thức. + Được bào chế bằng tổng hợp độc lập (indipendent synthesis). + Thu được từ nguyên liệu sản xuất hiện có có độ tinh khiết cao. + Được bào chế bằng cách tinh chế tiếp tục các nguyên liệu sản xuất có sẵn. Hóa chất chuẩn làm việc (working standards) hay chuẩn thứ cấp (secondary standards): Gồm các chất chuẩn sinh học hay hóa học được thiết lập trên các nguyên liệu được chuẩn hóa so với các chất chuẩn gốc hay bằng phương pháp phân tích có độ chính xác cao để cung cấp rộng rãi cho các phòng kiểm nghiệm thuốc; được dùng để định tính, định lượng, đánh giá hoạt lực, xác định độ tinh khiết của thuốc, nguyên liệu và thành phẩm. Theo ICH Guide Q7, chuẩn thứ cấp là một chất có độ tinh khiết và chất lượng được thiết lập bằng cách so sánh với một chất chuẩn gốc, được dùng làm chất chuẩn đối chiếu cho các phân tích thường ngày của phòng thí nghiệm. Chuẩn cơ sở hay chuẩn của nhà sản xuất: Là các chất được sản xuất và thiết lập bởi cơ sở hay nhà sản xuất theo các quy trình và các tiêu chí của cơ sở. Chất chuẩn cơ sở được tinh khiết hóa, mô tả đầy đủ và xác định rõ cấu trúc (IR, UV, MNR, MS…), thường được sử dụng cho các chất hóa học mới (New Chemical Entity – NCE) chưa có chuyên luận.
1. Các loại hóa chất độc hại thường gặp 1.1 Hóa chất ăn mòn Đặc tính: Gây tổn thương nghiêm trọng cho mô sống khi tiếp xúc. Trong trường hợp rò rỉ, chúng có thể gây hư hỏng vật chất, thậm chí phá hủy vật dụng và phương tiện vận chuyển. Trạng thái: Tồn tại ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. Một số chất trở nên ăn mòn khi tiếp xúc với nước, hơi ẩm, benzyl clorsulon hoặc mồ hôi trên da. Ví dụ: Axit và anhydrit: Axit sunfuric, axit clohidric, axit nitric, axit axetic, anhydrit axetic, axit phosphoric, trioxit phospho. Kiềm hay bazơ: Kali hydroxit, natri hydroxit, các amin hữu cơ như etanolamin. Halogen, muối halogen, halogen hữu cơ: Khí clo, sắt clorua, dung dịch clorit, axetyl iodua. Các chất ăn mòn khác: Amoni polysunfua, các peoxit, hydrazine. 1.2 Hóa chất nguy hiểm Đặc tính: Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Ví dụ: Hơi iot: Gây khó chịu cho mắt và các màng nhầy, tổn thương da khi tiếp xúc. Thuốc tím Kali pemanganat: Chất oxi hóa mạnh, dùng để sát khuẩn. Uống nhầm gây ngộ độc, loét niêm mạc, thậm chí thủng dạ dày. Nhôm clorua: Kích ứng da, mắt và đường hô hấp. 1.3 Hóa chất độc hại Đặc tính: Gây nguy hiểm cho đường hô hấp khi hít phải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Ví dụ: Khí Clo: Gây cay mũi, cuống họng, chảy nước mắt, ho, khó thở, buồn nôn, ói mửa. Khí Cacbon monooxit: Giảm oxi trong máu, gây tổn thương hệ thần kinh. Khí lưu huỳnh đioxit: Gây viêm phổi, ảnh hưởng đến mắt và da. Methanol: Gây đau đầu, buồn nôn, khó thở, chóng mặt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. 1.4 Hóa chất dễ cháy Đặc tính: Dễ bắt lửa và tiếp tục cháy trong không khí khi tiếp xúc với nguồn lửa. Trạng thái: Tồn tại ở dạng lỏng, khí và rắn. Ví dụ: Chất khí: Khí metan, butan, propan. Chất lỏng: Rượu, hexan. Chất rắn: Natri. 2. Nhận biết và tác hại của hóa chất độc hại Nhận biết hóa chất độc hại Nhãn cảnh báo: Hầu hết các hóa chất độc hại đều được dán nhãn cảnh báo với biểu tượng và thông tin rõ ràng về mức độ nguy hiểm. Hãy đọc kỹ nhãn cảnh báo trước khi sử dụng bất kỳ hóa chất nào. Tờ thông tin an toàn hóa chất (MSDS): Mỗi hóa chất đều có MSDS riêng biệt cung cấp thông tin chi tiết về tính chất, tác hại và cách xử lý an toàn. Tác hại của hóa chất độc hại Việc tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe con người. Ở mức độ nhẹ, một số hóa chất có thể gây kích ứng da, mắt, đường hô hấp, dẫn đến các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở, ho... Nghiêm trọng hơn, các hóa chất có tính ăn mòn mạnh có thể gây bỏng nặng khi tiếp xúc với da, mắt. Hít phải, nuốt phải hoặc tiếp xúc với một số loại hóa chất độc có thể dẫn đến ngộ độc, với các triệu chứng đa dạng như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, co giật... Đặc biệt nguy hiểm, tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, thậm chí trong trường hợp nghiêm trọng, tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể dẫn đến tử vong. 3. Biện pháp phòng tránh ngộ độc hóa chất Để đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm và phòng tránh ngộ độc các hóa chất độc hại, cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa sau: Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cá nhân: Khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại, bạn cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cá nhân như kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay, áo lab... Đọc kỹ nhãn mác và hướng dẫn sử dụng: Trước khi sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào, hãy đọc kỹ nhãn mác, tìm hiểu về tính chất, mức độ nguy hiểm và cách sử dụng an toàn. Sử dụng tủ hút khí độc: Khi thao tác với các hóa chất độc hại dễ bay hơi, hãy sử dụng tủ hút khí độc để tránh hít phải hơi độc. Lưu trữ hóa chất đúng cách: Các hóa chất độc hại cần được lưu trữ riêng biệt theo tính chất, tránh tiếp xúc với nhau hoặc với các chất không tương thích. Xử lý chất thải đúng quy định: Không tự ý đổ các hóa chất độc hại ra môi trường. Hãy thu gom và xử lý chất thải theo quy định của phòng thí nghiệm.
1. Thuốc thử Fehling Thuốc thử Fehling là một dung dịch hóa học được sử dụng phổ biến trong các thí nghiệm phân tích hữu cơ để nhận biết đường khử. Phản ứng Fehling cho phép phát hiện các hợp chất khử như glucose thông qua quá trình oxi hóa-khử. Đây là công cụ quan trọng trong hóa học phân tích để kiểm tra tính khử của các chất hữu cơ. Công thức hóa học và thành phần của thuốc thử Fehling: Công thức của thuốc thử Fehling bao gồm hai dung dịch riêng biệt: Fehling A và Fehling B. Fehling A chứa dung dịch đồng(II) sulfat (CuSO₄), trong khi Fehling B gồm dung dịch kali natri tartrat và natri hydroxit (NaOH). Khi kết hợp, hai dung dịch này tạo thành một hệ thống phức hợp mà đồng (II) sẽ bị khử thành đồng (I) trong các phản ứng với đường khử. 2. Phân biệt thuốc thử Fehling A và Fehling B Fehling A và Fehling B có vai trò riêng biệt trong phản ứng Fehling. Fehling A cung cấp ion đồng (II), chất này sẽ bị khử trong phản ứng. Fehling B chứa chất tạo phức giúp ổn định ion đồng và tạo môi trường kiềm. Khi trộn hai dung dịch này lại với nhau, chúng tạo ra một hệ thống hoạt động sẵn sàng cho phản ứng với các hợp chất khử. 3. Ứng dụng: Nhận biết đường khử: Thuốc thử Fehling được sử dụng phổ biến để phát hiện các loại đường khử như glucose và fructose. Khi phản ứng với glucose, màu xanh của dung dịch Fehling sẽ chuyển sang màu đỏ gạch, do sự hình thành kết tủa Cu₂O. Ứng dụng trong y học: Phản ứng Fehling giúp phát hiện sự hiện diện của glucose trong nước tiểu, hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường. Ứng dụng trong công nghiệp: Fehling còn được sử dụng trong kiểm tra độ tinh khiết của các sản phẩm hữu cơ và nghiên cứu cấu trúc các hợp chất hữu cơ. 4. Các lưu ý khi sử dụng thuốc thử Fehling Điều kiện phản ứng: Phản ứng với thuốc thử Fehling thường yêu cầu điều kiện nhiệt độ cao (70-80°C). Hạn chế: Phản ứng Fehling không hiệu quả với các hợp chất không có tính khử, do đó không thể nhận biết được các loại đường không khử như sucrose.
1. Những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm a. Nhóm hóa chất ăn mòn Các hóa chất ăn mòn có thể gây tổn thương nghiêm trọng nếu người dùng tiếp xúc trực tiếp. Trong trường hợp hóa chất ăn mòn bị rò rỉ, nó sẽ làm hư hỏng các vật chất hay thậm chí là phá hủy phương tiện và vật dụng vận chuyển. Các hóa chất ăn mòn thông thường là ở dạng chất lỏng, chất rắn hoặc chất khí. Một số hóa chất khi tiếp xúc với hơi ẩm Benzyl Clorosilan, nước hoặc mồ hôi trên tay có thể sẽ trở thành hóa chất ăn mòn. Ví dụ các hóa chất ăn mòn như: Các Bazơ hoặc kiềm: Natri hydroxit, Kali hydroxit và các Amin hữu cơ như Etanolamin. Các axit và anhydrit: axit axetic, axit sunphuric, axit phosphoric, trioxit phospho, axit nitric, axit clohydric, anhydrit acetic. Các Halogen, Halogen hữu cơ và muối Halogen: Sắt Clorua, khí Clo, Axetyl Iodua, dung dịch Clorit. Các chất ăn mòn khác: Các Peoxit, Ammoni Polysunphua, Hydrazin. b. Nhóm hóa chất nguy hiểm Đây là những loại hóa chất có thể đe dọa đến tính mạng của con người. Một số hóa chất nguy hiểm điển hình như: Thuốc tím Kali Permanganat: Đây là chất có tính oxi hóa cao, thường được sử dụng để sát khuẩn. Nếu như uống nhầm thuốc tím, bạn sẽ bị ngộ độc, loét niêm mạc hay thậm chí là bị thủng dạ dày. Hơi Iot: Loại hơi này sẽ làm mắt và các màng nhầy bị khó chịu, nếu tiếp xúc với da có thể khiến nó bị tổn thương nghiêm trọng. Nhôm Clorua: Gây kích ứng cho mắt, da và đường hô hấp. c. Nhóm hóa chất độc hại ở thể khí Các hóa chất độc hại ở dạng khí, nếu bạn ngửi trực tiếp có thể gây nguy hiểm đến đường hô hấp. Nặng hơn nữa nó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Một số chất khí độc hại gồm: Khí lưu huỳnh đioxit: Làm ảnh hưởng đến da và mắt, gây viêm phổi. Khí Clo: Có thể làm cay cuống họng, mũi, chảy nước mắt, buồn nôn, ho, ói mửa, khó thở. Metanol: Gây buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, khó thở, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Khí Cacbon monooxit: Gây tổn thương đến hệ thần kinh và làm giảm oxy trong máu. d. Nhóm hóa chất dễ cháy Một số loại sẽ ở thể khí, chất lỏng hoặc chất rắn. Các loại chất này sẽ rất dễ bắt lửa và tiếp tục cháy trong không khí. Một số chất dễ cháy điển hình là: Các chất lỏng như Hexan và rượu. Các loại chất khí như khí Propan, Metan, Butan,... Chất rắn như Natri. 2. Các nguyên tắc sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm Trước khi cho hóa chất vào lọ hay đồ chứa,phải rửa thật sạch vật dụng, sấy khô và có nút đậy. Trên mỗi lọ đựng hóa chất phải có nhãn được ghi tên gọi và ký hiệu của loại hóa chất đó. Tuyệt đối không để các loại hóa chất mà khi tương tác có khả năng bốc cháy ở gần nhau và phải bảo quản tại nơi riêng biệt trong các tủ đựng hóa chất. Những loại thuốc thử dùng với liều lượng lớn phải được đựng trong những lọ to. Các loại ít sử dụng và hiếm thì đóng trong những lọ nhỏ và bảo quản riêng biệt. Không cho trực tiếp các hóa chất khô lên đĩa cân vì nó có thể khiến cân bị hỏng. Thay vào đó, bạn hãy dùng các vật chứa khác như Becher, mặt kính đồng hồ,... Khi bảo quản các hóa chất dễ biến đổi khi tiếp xúc với không khí hoặc dễ hút ẩm thì phải bảo quản chúng trong lọ có nắp đậy thật kín và nút được làm bằng Parafin. Khi làm việc với các thí nghiệm sinh ra khí độc, bạn phải làm việc trong tủ hút, tốt nhất là dùng loại tủ có bộ phận hút gió để dẫn các khí độc ra bên ngoài thông qua đường dẫn. Trước khi thực hiện thí nghiệm, cần phải mặc áo Blu, đeo găng tay và dùng mắt kính bảo hộ. Lưu ý, bạn hãy kiểm tra lại găng tay có bị thủng không trước khi sử dụng nhé! 3. Cách quản lý hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm Theo dõi và báo cáo tình trạng thường xuyên theo tuần, tháng và năm. Có những phương pháp bảo quản chất lượng thật phù hợp cho từng loại hóa chất. Nếu hóa chất hư hỏng phải có kế hoạch loại bỏ và bổ sung kịp thời những hóa chất còn thiếu. Từng loại hóa chất phải có hồ sơ rõ ràng như tên gọi, công thức, hạn sử dụng, nơi sản xuất, cách sử dụng và đặc tính. Có thể sử dụng các loại tủ đựng hóa chất chuyên dụng và tủ hút khí độc để bảo quản hóa chất tốt nhất cũng như tăng an toàn khi thao tác. Bạn cần nắm được hết những cách sử dụng và bảo quản của các loại hóa chất trong phòng thí nghiệm. Điều này sẽ đảm bảo được các hoạt động nghiên cứu diễn ra hiệu quả và an toàn nhất.
Hóa chất thí nghiệm (experimental chemicals) là các chất hóa học được sử dụng trong các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm, và phát triển sản phẩm trong các lĩnh vực như hóa học, sinh học, y học, và các lĩnh vực khoa học khác. Các hóa chất thí nghiệm thường được sản xuất và bán trong các đơn vị đóng gói nhỏ và được đánh dấu để phân biệt với các hóa chất sử dụng trong công nghiệp hoặc hàng tiêu dùng thông thường. Các hóa chất thí nghiệm thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm và các cơ sở nghiên cứu khoa học.